Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Một trong những nét tính cách quan trọng nhất của Chuyên viên tuyển dụng là thích giao tiếp và giỏi giao tiếp. Bạn phải làm việc với quản lý từng bộ phận, tìm hiểu về nhu cầu nhân sự, các vị trí còn trống sau đó cố gắng lấp đầy. Bạn cũng phải tiếp cận, trò chuyện và thuyết phục các ứng viên tiềm năng, hỗ trợ họ trong toàn bộ quá trình tuyển dụng. Giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói, biết cách đàm phán, thuyết trình, v.v. là kỹ năng bạn bắt buộc phải có, đồng thời thì bạn cũng phải thật sự yêu thích công việc của mình. Những người không thích trò chuyện hoặc giỏi làm việc với máy móc, thiết bị sẽ khó thích nghi với vai trò Chuyên viên tuyển dụng.
Những kỹ năng, phẩm chất một chuyên viên tuyển dụng cần có
Vì những quyết định của Chuyên viên tuyển dụng tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của công ty nên việc cân nhắc tuyển dụng ứng viên như thế nào, đào tạo và giữ chân họ ra sao cần được lưu ý nhiều nhất. Có kỹ năng tìm kiếm và đánh giá ứng viên một cách sắc sảo sẽ giúp Chuyên viên tuyển dụng thật sự tìm được những người phù hợp nhất, không chỉ xuất sắc mà còn hợp với văn hóa công ty, có định hướng gắn bó. Ngoài ra, sự nhạy bén và biết cách nhìn người của Chuyên viên tuyển dụng còn hạn chế tuyển dụng sai lầm, gây tốn kém nguồn lực.
Vai trò của Chuyên viên tuyển dụng và nhân viên hành chính nhân sự (NVHCNS) có thể bị nhiều người coi là "na ná" nhau vì đều liên quan đến ứng viên, nhân sự, tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác nhau để phân biệt các chức danh này. Chuyên viên tuyển dụng có thể làm việc trong nội bộ doanh nghiệp hoặc các công ty dịch vụ, trong khi NVHCNS chỉ làm trong bộ phận hành chính nhân sự. Chuyên viên tuyển dụng phụ trách hoạt động tìm kiếm và thuê ứng viên còn NVHCNS làm cả các công việc hành chính tại văn phòng, hỗ trợ tuyển dụng và quản lý, giám sát nhân viên, xây dựng môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy văn hóa công ty.
Khi bạn có ý định học và trở thành chuyên viên tuyển dụng thì hãy lựa chọn cho mình những môi trường đào tạo tốt nhất. Dưới đây là một số trường có ngành đào tạo về quản trị nhân lực, quản trị nhân sự, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, Makerting... để có thể làm chuyên viên tuyển dụng như:
Công việc Chuyên viên tuyển dụng mang lại nhiều cơ hội phát triển và cơ hội thăng tiến, mức thu nhập tốt nhưng cũng có áp lực nhất định. Muốn bắt đầu sự nghiệp trong vai trò này, trước hết bạn nên cân nhắc dựa trên mong muốn của bản thân, am hiểu về nghề nghiệp và có định hướng rõ ràng, cố gắng để có bằng cấp, kinh nghiệm phù hợp. Các doanh nghiệp cũng cần hiểu được tầm quan trọng của việc
, từ đó có chế độ đãi ngộ tốt hơn để giữ chân người tài.
Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist, Headhunter) là những người phụ trách toàn bộ hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp, từ việc xác định nhu cầu nhân sự đến đăng tuyển thông báo, chọn lọc và phỏng vấn ứng viên đến xây dựng quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn. Trách nhiệm cụ thể của Chuyên viên tuyển dụng sẽ có sự khác biệt tùy theo quy mô công ty và cơ cấu nhân sự, dù vậy thì một số công việc chung của họ gồm có:
Đọc thêm: Muốn được thăng tiến, một chuyên viên tuyển dụng cần trang bị những gì?
Thông thường, một Chuyên viên tuyển dụng sẽ cần có bằng Cử nhân các chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh, Hành chính nhân sự, Luật hoặc liên quan. Một số công ty có thể chấp nhận ứng viên có bằng cao đẳng. Kinh nghiệm làm việc liên quan đến nhân sự, tuyển dụng sẽ được ưu tiên hơn so với những người chưa có kinh nghiệm. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với Chuyên viên tuyển dụng hay nhân viên tư vấn tuyển dụng thường không quá cao hoặc không bắt buộc. Tuy vậy, nếu muốn làm việc trong bộ phận tuyển dụng nhân sự của các công ty lớn hay tập đoàn đa quốc gia thì bạn sẽ buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, thường là tiếng Anh để thuận lợi trong giao tiếp và tuyển dụng ứng viên.
Những bằng cấp, trình độ chuyên môn chuyên viên tuyển dụng cần có
Một Chuyên viên tuyển dụng có thể làm việc trong bộ phận tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp, phụ trách tuyển dụng nội bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho từng phòng ban. Ngoài ra, Chuyên viên tuyển dụng cũng làm việc cho các công ty, agency chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng thuê ngoài, lúc này, Chuyên viên tuyển dụng sẽ được gọi là Headhunter. Môi trường làm việc khác nhau sẽ quyết định các nhiệm vụ cụ thể của Chuyên viên tuyển dụng. Làm tuyển dụng nội bộ thì Chuyên viên tuyển dụng sẽ phụ trách hoạt động tìm kiếm, thuê ứng viên dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, căn cứ vào các quy định và chính sách của công ty. Trong khi đó, Headhunter làm việc theo "đơn đặt hàng" của khách hàng doanh nghiệp, nghĩa là tìm ứng viên dựa trên các tiêu chí cụ thể mà khách hàng đưa ra, tiến hành chọn lọc sơ bộ rồi gửi thông tin để khách hàng tự phỏng vấn và ra quyết định. Chuyên viên tuyển dụng nội bộ nhận lương từ công ty mình làm việc, trong khi thu nhập của Headhunter dựa vào lương cứng và hoa hồng, mức hoa hồng chỉ được trả khi khách hàng tuyển dụng thành công thuê được nhân viên.
Đọc thêm: Những thách thức một chuyên viên tuyển dụng hiện đại cần đối mặt
Một trong những trách nhiệm chính của Chuyên viên tuyển dụng là phối hợp với các bộ phận liên quan để đánh giá chính xác nhu cầu thực tế với số lượng nhân sự của công ty, sau đó triển khai các kế hoạch tuyển dụng cụ thể trong từng giai đoạn. Công việc này cần được theo dõi, cập nhật và điều chỉnh liên tục. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết cách xây dựng chiến lược tuyển dụng tiêu chuẩn hướng đến mục đích tìm kiếm ra ứng viên tốt nhất trong thời gian nhanh nhất.
Không phải tự nhiên mà ngày càng nhiều người muốn làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng, nhân sự, thậm chí là cân nhắc chuyển từ các công việc khác sang, sẵn sàng học và bắt đầu lại sự nghiệp. Chuyên viên tuyển dụng không chỉ có môi trường làm việc tốt, mức lương cao và dễ tăng lương mà còn có nhiều triển vọng, có thể phát triển về lâu dài, không lo thất nghiệp vì nhu cầu với nguồn nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp nào cũng cần tuyển dụng, v.v. Bên cạnh đó, Chuyên viên tuyển dụng cũng có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn và mức lương, đãi ngộ tốt hơn. Từ một Chuyên viên tuyển dụng, bạn có thể phụ trách các vị trí quản lý như Trưởng phòng, Giám đốc nhân sự, lập công ty headhunt, trở thành chuyên gia đào tạo, v.v. Có những người mất đến cả 10 năm trong nghề mới có thể thăng chức, trong khi những người khác có thể chỉ tốn từ 3 - 5 năm, tất cả tùy vào năng lực của bạn.
Lương khởi điểm của một Chuyên viên tuyển dụng chưa có kinh nghiệm là từ 4 triệu/tháng, tương đương với nhiều vai trò tương đồng khác. Với khoảng 1 - 2 năm kinh nghiệm thì Chuyên viên tuyển dụng sẽ nhận từ khoảng 8 - 10 triệu/tháng, cao hơn là khoảng 12 triệu/tháng. Lương cao nhất của Chuyên viên tuyển dụng có thể lên tới 30 triệu/tháng. Mức lương và thu nhập tổng thể (hoa hồng đối với Chuyên viên tuyển dụng ngoài) sẽ khác nhau tùy theo năng lực của bạn và chính sách của mỗi công ty. Làm việc ở các môi trường chuyên nghiệp, công ty và tập đoàn lớn thường áp lực nhưng lương và chế độ phúc lợi cũng cao hơn. Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm dần dần và deal lại lương hoặc tìm kiếm cơ hội tốt hơn.
Thu nhập của chuyên viên tuyển dụng là vấn đề nhiều người tìm việc quan tâm