Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Công Thương

Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Công Thương

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Công Thương (Hình từ internet)

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Công Thương (Hình từ internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Công Thương

Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Công Thương bao gồm:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương.

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Thanh tra Sở Công Thương; hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, nghiệp vụ đối với các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện pháp luật thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và công dân.

- Yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra.

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua hoạt động thanh tra.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

- Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng  nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng.

- Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về Phòng, chống tội phạm của Bộ Công Thương (Ban Chỉ đạo 138).

- Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất đánh giá tình hình về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong ngành Công Thương.

- Tham mưu giúp Bộ trưởng trong lĩnh vực được phân công quản lý về thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, Công ty 100% vốn nhà nước thuộc Bộ hoặc được giao quản lý, các công ty cổ phần do Bộ được giao là chủ sở hữu phần vốn nhà nước.

- Thực hiện các nhiệm vụ, công tác khác do Bộ trưởng giao.

(Điều 2 Quyết định 849/QĐ-BCT năm 2013)

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

Điện thoại liên hệ: 0216.3857863

1. Tăng Việt Dương  Chánh văn phòng;   Điện thoại: 02163.857.863

1. Công tác tổng hợp, tham mưu:

a, Tổng hợp, đôn đốc tiến độ công việc và tham mưu, đề xuất giải quyết

- Xây dựng và tham gia xây dựng cơ chế, quy định về theo dõi, đôn đốc tiến độ công việc của Sở;

- Tổng hợp, đôn đốc tiến độ công việc, kịp thời phát hiện những công việc chậm tiến độ, để đôn đốc triển khai và báo cáo Lãnh đạo sở;

- Xây dựng báo cáo tình hình, kết quả tiến độ công việc và tham mưu biện pháp thực hiện phục vụ sự điều hành của Lãnh đạo Sở hàng tuần, tháng, quý, năm;

- Xây dựng và chuẩn bị kế hoạch, nội dung, chương trình công tác, các cuộc họp làm việc của Lãnh đạo Sở;

- Xây dựng và tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, quy chế, quy định về quản lý tổ chức, cán bộ theo quy định;

- Tham mưu, đề xuất việc kiện toàn, sắp xếp bộ máy của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở; thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, cho thôi việc, đình chỉ, kỷ luật và chính sách của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định;

- Thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện chế độ chính sách của cán bộ công chức; viên chức theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra công tác quản lý, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở;

- Xây dựng kế hoạch, nội dung thi đua và tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen thưởng;

- Thực hiện công tác sơ, tổng kết thi đua và tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khen thưởng và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, rà soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của Sở;

- Chủ trì, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý của Sở;

- Thực hiện công tác bồi thường Nhà nước; hoạt động hỗ trợ pháp lý; tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Sở và đề xuất xử lý các vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan;

đ) Công tác cải cách hành chính

- Thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính;

- Thực hiện quy trình áp dụng hệ thống văn bản quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO;

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác cải cách hành chính;

- Xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định;

e) Công tác bảo vệ bí mật nhà nước

- Triển khai, tổ chức thực hiện văn bản của Nhà nước và của Sở về công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

- Xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định;

f) Công tác dân vận, dân chủ và văn hóa

- Triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận, dân chủ và công tác văn hóa;

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác dân vận, dân chủ và văn hóa thuộc phạm vi quản lý của Sở; Xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định;

2, Công tác hành chính, quản trị

- Xây dựng quy chế, quy định về quản lý tài chính và tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của sở;

- Lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm; tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách theo quy định của Nhà nước và của Sở;

- Phát hành, tiếp nhận, quản lý, đăng ký, trình, chuyển giao văn bản đi và đến của Sở;

- Lập, hướng dẫn lập hồ sơ hiện hành và lưu tài liệu vào kho lưu trữ của cơ quan hoặc của tỉnh;

c) Công tác phục vụ lãnh đạo Sở và hoạt động của cơ quan

- Sắp xếp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ chương trình, kế hoạch công tác, cuộc họp của Lãnh đạo Sở;

- Quản lý, sử dụng phương tiện ôtô; vệ sinh cơ quan, duy trì hoạt động của hệ thống máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng… cơ quan

- Tổ chức tiếp đón khách; tham mưu công tác hậu cần, khánh tiết…

d) Công tác đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

- Theo dõi, chỉ đạo các hoạt động của bếp ăn tập thể; giám sát việc ăn ca của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan;

- Chủ trì, phối hợp tham gia các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;

đ) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy chế cơ quan; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan

- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Lãnh đạo Sở việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Sở và theo quy định của pháp luật.

B. Lĩnh vực Kế hoạch – Tài Chính- Tổng Hợp:

1. Công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp xây dựng và hướng dẫn việc thực hiện cơ chế chính sách; quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh;

b) Triển khai, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án sau khi được phê duyệt;

c) Đề xuất các giải pháp, biện pháp phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và chương trình công tác của Sở;

d) Tham mưu dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh về lĩnh vực công thương;

đ) Chủ trì, phối hợp tham gia quản lý đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh;

a) Tổ chức theo dõi, nắm bắt số liệu thống kê các lĩnh vực hoạt động của Sở;

b) Tham mưu các biện pháp rà soát, tổng hợp số liệu thống kê; phối hợp với các cơ quan chức năng tổng hợp xử lý số liệu thống kê theo quy định;

c) Chủ trì tổng hợp, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và hoạt động của ngành Công Thương;

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Sở và theo quy định của pháp luật;