An Toàn Phía Nam chia sẻ những hình ảnh đúng và sai lao động làm việc an toàn trong xây dựng và an toàn vận hành xe nâng để nhận diện được những mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro khi làm việc này.
An Toàn Phía Nam chia sẻ những hình ảnh đúng và sai lao động làm việc an toàn trong xây dựng và an toàn vận hành xe nâng để nhận diện được những mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro khi làm việc này.
Khi một Lao Động nước ngoài chết hoặc từ chức khỏi công việc đang làm, nhà tuyển dụng phải hoàn trả tất cả các khoản tiền thuộc quyền sở hữu của người Lao động trong vòng 7 ngày theo yêu cầu của người có thẩm quyền. (Nhà tuyển dụng không được giữ hộ chiếu hay giấy chứng nhận đăng ký cư trú của người nước ngoài) (Điều 23 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Nhà tuyển dụng phải cho người Lao Động kỳ nghỉ phép hàng năm nếu người Lao động làm việc cho nhà tuyển dụng liên tục trong vòng 6 tháng, và đã làm việc 80% hay hơn của lượng thời gian làm việc thông thường vào các ngày thông thường trong tuần. (Số lượng ngày nghỉ trong năm phụ thuộc vào thời gian làm việc của người Lao Động tại công ty. Đối với năm đầu tiên phục vụ, thời gian nghỉ phép năm theo Luật được quy định là 10 ngày) (điều 39 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Nhà tuyển dụng phải tuân thủ thời gian làm việc được quy định theo luật là 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần (một số ngành nghề cụ thể không được làm quá 44 tiếng một tuần, người Lao Động được nghỉ ít nhất một ngày trong tuần, hay 4 ngày trong thời gian 4 tuần (điều 36 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Theo AFP, ngày 8/12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã chính thức thông qua luật mới về việc tiếp nhận người lao động nước ngoài. Sau đây là các điều khoản mà lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo quy định. Hợp đồng lao động phải rõ ràng về điều kiện làm việc, như: mức lương, thời gian.
Trong hợp đồng Lao Động, nhà tuyển dụng phải ghi rõ mức lương, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc, cùng những vấn đề cụ thể khác. Nhà tuyển dụng cần phải ghi rõ ra bằng văn bản rõ ràng những điều kiện này cho người được tuyển dụng biết (tại chú thích tuyển dụng), (theo điều luật 15 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Điều luật này nghiêm cấm các nhà tuyển dụng có sự phân biệt đối xử với những công nhân về vấn đề lương, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc do quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội của họ (điều 3 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Nhà tuyển dụng không được phép trả lương cho người Lao Động ít hơn mức lương tối thiểu (được quy định tại điều 5 của Luật về mức lương tối thiểu), mức lương tối thiểu này được tính toán dựa trên khu vực và ngành nghề.
Lương phải được trả đầy đủ trực tiếp cho người Lao Động bằng tiền ít nhất một lần một tháng vào những ngày quy định. Tuy nhiên, những khoản thuế phát sinh từ thu nhập, bảo hiểm Lao Động, bảo hiểm y tế và những khoản khác theo thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được khấu trừ từ khoản lương này (điều 24 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Theo nghiên cứu của Nhật Bản, các nguyên nhân bất khả kháng chỉ có thể gây ra 1,1% số vụ tai nạn trong lao động. Mặt khác, 93,8% vụ tai nạn xảy ra do hành vi không an toàn của người lao động và 87,7% xảy ra vì điều kiện làm việc không an toàn. 82,6% các vụ tai nạn xảy ra do cả hai nguyên nhân trên cộng lại. Nghiên cứu trên chỉ ra rằng: tai nạn lao động hoàn toàn có thể được giảm thiểu triệt để nếu các yếu tố chủ quan được cải thiện. Mà cụ thể ở đây chính là điều kiện làm việc và hành vi của người lao động.
Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, mọi đơn vị và tổ chức sử dụng lao động, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, ngành nghề sản xuất kinh doanh là gì, đều phải tuân thủ tuyệt đối các quy định chung về an toàn lao động do chính phủ đưa ra. Và tại Nhật Bản làm rất nghiêm và phạt rất nặng bất cứ vi phạm nào bị phát hiện có hành động sai trái.
Đối với thực tập sinh lao động tại Nhật Bản, HanoiLink luôn chú trọng đến đào tạo định hướng để học viên nắm vững những quy định về kỷ luật an toàn lao động đối với thực tập sinh tại Nhật Bản, giúp thực tập sinh được bảo vệ tối đa về quyền lợi khi làm việc tại Nhật Bản.
Nhà tuyển dụng không được quyền ép buộc người Lao Động bằng những hành động vi phạm hoặc gợi ý trái với ý muốn của người Lao Động. Trừ phi có sự cho phép của Luật Pháp, nhà tuyển dụng không được phép kiếm lợi nhuận từ việc phỏng vấn của người này như là sự kinh doanh cho sự tuyển dụng của người kia (điều 5 và điều 6 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Giới hạn tối đa việc sa thải người lao động khi mà họ đang đau ốm hay bị thương do tai nạn trong khi đang làm việc.
Theo nguyên tắc, luật nghiêm cấm việc sa thải người Lao Động trong khi đang bị thương hay đang bị ốm do công việc và người Lao Động đó có quyền vắng mặt để được chữa trị y tế và cộng thêm 30 ngày sau khi được chữa trị (điều 19 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Nghiêm cấm ghi trong hợp đồng lao động, miêu tả chi tiết sự đền bù do việc vi phạm hay không thực hiện hợp đồng.
Việc miêu tả sự đền bù do việc vi phạm hay không thực hiện hợp đồng này như là việc một người Lao Động từ chức trước khi hoàn thành hợp đồng… (điều 16 của Luật Lao Động cơ bản).
Trên nguyên tắc, trong trường hợp nhà tuyển dụng muốn sa thải người Lao Động đang làm việc cho họ, nhà tuyển dụng phải thông báo ít nhất trước 30 ngày tính cho đến ngày bị sa thải cho người Lao Động đó biết. Trong trường hợp thông báo sa thải không đủ 30 ngày, nhà tuyển dụng phải trả lương những ngày còn lại cho người Lao Động, số lương tối thiểu phải bằng số lương theo quy định của Luật. Việc trả lương này sẽ không áp dụng trong trường hợp nhà tuyển dụng không có khả năng tiếp tục công việc kinh doanh vì những lý do bất khả kháng như thiên tai… Hay trong các trường hợp mà lỗi thuộc về người Lao Động và nhà tuyển dụng có quyền sa thải họ.
Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng cần phải xin được sự cho phép sa thải bằng bản thông báo sa thải của người đứng đầu Văn phòng giám sát Luật Lao Động tiêu chuẩn (điều 20 và điều 21 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Thực tế, Nhật Bản trước năm 1973 không hề có tên trong các bảng xếp hạng TOP an toàn lao động của thế giới. Trong giai đoạn nền công nghiệp phát triển bùng nổ (những năm 50, 60 của thế kỷ trước), an toàn lao động tại nước Nhật chưa được quan tâm đúng mực.
Dẫn chứng là năm 1961, toàn Nhật Bản có tới 6.172 người chết vì tai nạn lao động, chiếm gần 21% trên tổng số các vụ tai nạn trong năm. Năm 1973, toàn bộ nước Nhật chuyển mình trong phong trào “Không tai nạn”. Từ 6.172 người chết năm 1961 giảm xuống còn 1.514 người chết năm 2005 và cho đến nay, con số này vẫn tiếp tục giảm sâu xuống còn một nửa năm 2015.
An toàn lao động ở Nhật Bản không phải trách nhiệm của Chính phủ, chủ các doanh nghiệp hay Nghiệp đoàn các thành phố mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Theo người Nhật, một xã hội an toàn mới tạo nên được môi trường làm việc an toàn, người dân văn minh trong đời sống thì cũng sẽ văn minh trong lao động.
Cụ thể, các lao động Việt Nam đã chia sẻ với CEO sự ấn tượng tuyệt đối trước muôn vàn các quy định liên quan tới công việc lẫn tác phong cư xử mà chủ xí nghiệp yêu cầu các bạn tuân thủ. Từ việc đổ rác trong sinh hoạt cho đến các thao tác công việc đều có những bộ quy tắc hướng dẫn vô cùng chi tiết.