Nền Kinh Tế Hàn Quốc

Nền Kinh Tế Hàn Quốc

[Thành tích xuất khẩu 10 tỷ USD]Ngày 22 tháng 12 năm 1977, một buổi lễ kỷ niệm thành tích xuất khẩu 10 tỷ USD của Hàn Quốc đã diễn ra tại Nhà thi đấu Jangchung ở Seoul. Hàn Quốc đã cán mốc xuất khẩu 10 tỷ USD ngay trước đó một ngày, tức là vào ngày 21/12. Thành tích này đạt được chủ yếu là nhờ sự bùng nổ xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất nặng, thiết bị máy móc và đóng tàu.

[Thành tích xuất khẩu 10 tỷ USD]Ngày 22 tháng 12 năm 1977, một buổi lễ kỷ niệm thành tích xuất khẩu 10 tỷ USD của Hàn Quốc đã diễn ra tại Nhà thi đấu Jangchung ở Seoul. Hàn Quốc đã cán mốc xuất khẩu 10 tỷ USD ngay trước đó một ngày, tức là vào ngày 21/12. Thành tích này đạt được chủ yếu là nhờ sự bùng nổ xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất nặng, thiết bị máy móc và đóng tàu.

Bờ vực khủng hoảng của ngành y tế

Những người tham gia đình công và nộp đơn xin nghỉ việc hiện chiếm 10% số bác sĩ tại Hàn Quốc, theo số liệu của chính phủ. Tình trạng ấy đang đẩy ngành y tế Hàn Quốc đến gần bờ vực khủng hoảng.

Không chỉ gây gián đoạn hoạt động khám chữa bệnh, cuộc đình công của các bác sĩ có thể còn ảnh hưởng đến kinh tế Hàn Quốc. Chăm sóc y tế và các lĩnh vực liên quan đóng góp không nhỏ cho GDP Hàn Quốc.

Vài năm qua, Hàn Quốc tăng trưởng ổn định, khiến thu nhập khả dụng và chi tiêu cho y tế đều tăng lên. Báo cáo năm 2023 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy trung bình, người Hàn Quốc chi 4.570 USD một năm cho dịch vụ y tế, tương đương 9,7% GDP, cao hơn trung bình các nước OECD là 9,2%.

Người Hàn Quốc cũng có yêu cầu cao với dịch vụ và công nghệ y tế. Họ sẵn sàng trả số tiền lớn để được chăm sóc nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, nước này còn có cấu trúc dân số già. Số người cao tuổi ngày một lớn cũng kéo nhu cầu dịch vụ y tế lên cao.

Vì thế, chính phủ Hàn Quốc đầu tư mạnh tay cho ngành y tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại vùng nông thôn. Họ cũng áp dụng nhiều chính sách để khuyến khích lĩnh vực y tế tăng trưởng, như ưu đãi thuế cho các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D).

Hàn Quốc hiện có hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến, với lượng lớn bệnh viện và cơ sở y tế khắp cả nước. Website cung cấp số liệu thống kê Statista tiết lộ doanh thu các bệnh viện tại Hàn Quốc đạt tổng cộng 74,37 tỷ USD năm 2023. Con số ấy vẫn tăng trưởng đều đặn kể từ năm 2016 và được dự báo lên sát 89 tỷ USD năm 2028. Tính trung bình, mỗi bệnh viện thu về khoảng 43,65 triệu USD năm 2023.

Korea Biomedical Review - báo điện tử chuyên ngành y khoa tại Hàn Quốc - cũng cho biết năm 2022, cả 5 bệnh viện lớn nhất Hàn Quốc đều ghi nhận lợi nhuận và doanh thu tăng trưởng. Nguồn thu từ cả hoạt động khám chữa bệnh và khám sức khỏe định kỳ đều đi lên. Tổng cộng, Bệnh viện Đại học Yonsei, Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, Trung tâm Y tế Samsung, Bệnh viện Asan và Bệnh viện St. Mary Seoul ghi nhận doanh thu gần 9 tỷ USD.

Không chỉ có nguồn thu trong nước, ngành y tế Hàn Quốc còn thu hút người nước ngoài. Hàn Quốc hiện là điểm đến ưa thích cho dịch vụ du lịch phẫu thuật thẩm mỹ.

Korea Herald trích số liệu của Viện Phát triển Sức khỏe Hàn Quốc cho biết năm 2022, trong 293.000 bệnh nhân nước ngoài ở Hàn Quốc, có tới 82.000 người đến đây để chăm sóc sắc đẹp và phẫu thuật thẩm mỹ. Đây là con số kỷ lục.

Người Thái Lan chiếm phần lớn trong số người sử dụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp. Các vị trí tiếp theo thuộc về Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Hãng nghiên cứu thị trường Imarc (Ấn Độ) ước tính quy mô thị trường du lịch chăm sóc y tế tại Hàn Quốc đạt 1,9 tỷ USD năm 2023.

Time chỉ ra rằng hệ thống y tế tại Hàn Quốc có mức độ tư nhân hóa cao. Thu nhập của các bác sĩ ở xứ kim chi cũng thuộc nhóm tốt nhất thế giới. Lương trung bình của một bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện cũng có thể lên 200.000 USD một năm. Các thực tập sinh và bác sĩ nội trú tại Hàn Quốc có thu nhập khoảng 3.000 USD một tháng, cao hơn mức lương trung bình ở Seoul. Diplomat đưa tin các bệnh viện ở xa thậm chí có thể trả cho bác sĩ 700.000 USD một năm.

Tuy nhiên, số bác sĩ và y tá trên 1.000 dân của Hàn Quốc lại ở mức khá thấp so với trung bình các nước OECD. Hai số liệu này lần lượt là 2,6 và 8,8.

Các thực tập sinh và bác sĩ nội trú nước này cũng thường phải làm việc hơn 80 giờ một tuần, theo New York Times. Các bác sĩ trẻ đóng góp ít nhất một phần ba nhân sự trong các bệnh viện lớn và là nhóm đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân.

Đây cũng chính là nhóm đang tham gia cuộc đình công hiện tại. Trên Korea Herald, các chuyên gia nhận định nhiều bác sĩ phản đối kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường Y khoa vì nhiều bệnh viện, chủ yếu là tư nhân, hoạt động theo cơ cấu định hướng lợi nhuận.

Jeong Hyoung-sun, giáo sư quản lý y tế tại Đại học Yonsei, nói rằng ở các nước phương Tây, bệnh viện công chiếm hơn 50% cơ sở y tế. Vì vậy, bác sĩ muốn có thêm đồng nghiệp để giảm khối lượng công việc mà tiền lương không đổi.

Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, nhiều bác sĩ điều hành phòng khám riêng. Nếu có thêm đối thủ cạnh tranh trong tương lai, có thể thu nhập của họ sẽ giảm.

Giới chức Hàn Quốc khẳng định họ sẵn sàng đối thoại với các bác sĩ và hoan nghênh các giải pháp để cải thiện kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, mức độ của sự việc lần này khiến Jeong Hyung-jun - Giám đốc chính sách tại Nhóm các nhà hoạt động y tế Hàn Quốc dự báo dịch vụ y tế có thể gián đoạn cả năm. Nếu các bác sĩ cấp cao hơn cũng tham gia đình công, hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế Hàn Quốc bị thống trị bởi một số tập đoàn do gia đình điều hành. Những tập đoàn này nắm giữ khối tài sản khổng lồ và có tầm ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống ở đất nước này.

Chaebol – từ để gọi chung những tập đoàn gia đình này, từ lâu đã trở thành vấn đề được công chúng hết sức quan tâm. Các gia đình chaebol hư cấu đã được khắc họa trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Gia tộc Lee của Samsung, gia tộc Koos của LG, gia tộc Cheys của SK, gia tộc Shins của Lotte và gia tộc Chungs của Hyundai là những cái tên quen thuộc và nắm giữ quyền lực của những nhà tuyển dụng tư nhân lớn nhất nước này.

Điều hành các công ty lớn nhất Hàn Quốc qua nhiều thế hệ

Hệ thống chaebol là di sản lịch sử của Hàn Quốc. Sau khi hiệp định đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên năm 1953, chính quyền đã chỉ định những khoản vay đặc biệt và hỗ trợ tài chính cho một số gia đình để tái thiết kinh tế. Các công ty này mở rộng nhanh chóng và hoạt động kinh doanh trải dài ở nhiều ngành cho đến khi trở thành những tập đoàn lớn mạnh như hiện tại.

Ngay cả khi các công ty này phát triển về quy mô, sự giàu có và tầm ảnh hưởng cũng như chào bán cổ phiếu, chúng vẫn chịu sự kiểm soát của gia tộc – thường được điều hành bởi một chủ tịch đồng thời là người đứng đầu trong gia đình.

Những thay đổi về lãnh đạo qua từng thế hệ đôi khi khiến các gia đình chaebol bất ổn, buộc các công ty phải tách ra thành các nhóm nhỏ hơn.

Hơn hai thập kỷ trước, trong một cuộc tranh giành quyền lực trong gia đình, Hyundai đã bị chia rẽ giữa sáu người con trai của người sáng lập. Người con trai cả nắm quyền kiểm soát Hyundai Motor – hiện là một trong những công ty lớn nhất Hàn Quốc.

Chiếm một phần lớn trong nền kinh tế Hàn Quốc

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Hàn Quốc, từ một nước nghèo đói sau chiến tranh trở thành nền kinh tế phát triển thần tốc trong vài thập kỷ gắn liền với sự lớn mạnh của các chaebol. Những thành công ban đầu của họ đã thúc đẩy tiền lương, mức sống, và cả xuất khẩu của đất nước.

Tổng doanh thu của 5 tập đoàn lớn nhất nước luôn chiếm hơn một nửa GDP của Hàn Quốc trong 15 năm qua, đạt mức 70% vào năm 2012, theo cuốn sách “Cộng hòa Chaebol” của nhà kinh tế học Park Sang-in. Hoạt động kinh doanh của các chaebol cũng đi sâu vào cuộc sống của người Hàn Quốc – từ bệnh viện đến bảo hiểm nhân thọ, chung cư, thẻ tín dụng, bán lẻ, thực phẩm, giải trí, truyền thông và đồ điện tử.

Có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo giới chính trị

Sự bảo trợ từ các lãnh đạo trong giới chính trị là rất quan trọng đối với sự phát triển của các chaebol thành các tập đoàn công nghiệp, đặc biệt là dưới chế độ của Tổng thống Park Chung-hee.

Đối với Tổng thống Park, chaebol là một phần giúp thực hiện tham vọng đưa Hàn Quốc trở thành một đất nước công nghiệp và giàu có của mình. Để đạt được mục tiêu đó, chính phủ của ông Park đã cấp vốn cho các công ty hợp tác trong chương trình nghị sự của ông, bảo vệ họ khỏi sự cạnh tranh và miễn cho họ trách nhiệm giải trình trước công chúng.

Trong khi mối quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ và doanh nghiệp đã phần nào suy giảm trong những thập kỷ gần đây, các lãnh đạo giới chính trị vẫn thường xuyên tìm đến các chaebol để được hỗ trợ hoặc tư vấn. Các chaebol được coi là vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế và không thể bị phá vỡ, thậm chí là không thể bị bỏ tù.

Một trong những vụ bê bối chính trị lớn nhất của Hàn Quốc trong những năm gần đây đã chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhà lãnh đạo chính trị và các tập đoàn kinh tế do gia đình điều hành.

Tuy nhiên, các chaebol vẫn là phần quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Mùa hè vừa rồi, hàng loạt lãnh đạo chaebol đã tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trong chuyến công du châu Âu nhằm thúc đẩy nỗ lực của Hàn Quốc đăng cai World Expo. Họ cũng tháp tùng người đứng đầu Hàn Quốc trong chuyến thăm Hoa Kỳ để gặp Tổng thống Biden và cũng là một trong số khách mời trong bữa tiệc chiêu đãi cấp nhà nước tại Nhà Trắng.