QUY TRÌNH TỰ THỰC HIỆN GÓI THẦU PHI TƯ VẤN
QUY TRÌNH TỰ THỰC HIỆN GÓI THẦU PHI TƯ VẤN
Ông Hà Xuân Cường (TPHCM) tham gia thực hiện các dự án lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm (các gói thầu dưới 500 triệu đồng). Dự án sẽ có 4 gói thầu theo Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 và Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP thì những gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 500 triệu đồng, những gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia sẽ được chỉ định thầu rút gọn.
Theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư số 58/2016/TT-BTC thì những gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, những gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia chỉ được thực hiện theo quy trình chỉ định thầu thông thường.
Ông Cường hỏi, những gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 500 triệu đồng, những gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia có được áp dụng theo hình thức chỉ định thầu rút gọn không? Vì theo ông hiểu, Thông tư số 58/2016/TT-BTC có những quy định hạn chế về các gói thầu hơn Nghị định số 63/2014/NĐ-CP do những gói thầu được thực hiện hàng năm, mà thủ tục theo chỉ định thầu thông thường thực tế kéo rất dài, đến khi thực hiện xong cũng chưa thể hoàn thiện được thủ tục pháp lý.
Ông Cường hỏi, có văn bản nào của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về thực hiện những gói thầu như vậy không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Đối với gói thầu thuộc dự án đầu tư phát triển thì việc áp dụng chỉ định thầu rút gọn căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Theo đó, gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới, hải đảo có giá không quá 500 triệu đồng thì thực hiện theo quy trình chỉ định thầu rút gọn; trường hợp gói thầu này có giá trên 500 triệu đồng thì thực hiện theo quy trình chỉ định thầu thông thường theo Điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngoài ra, đối với gói thầu mua sắm thường xuyên thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 58/2016/TT-BTC thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời câu hỏi như sau:
Luật Đấu thầu (Điều 37 khoản 5) quy định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Luật Đấu thầu (Điều 37 khoản 1) quy định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
Theo đó, việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu được thực hiện theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây: a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu; b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này; c) Ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhà thầu tham dự gói thầu dịch vụ tư vấn liên quan đến gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; lập, thẩm tra thiết kế FEED; thẩm định giá; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; kiểm định, giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn đó.
Liên quan đến việc nhà thầu tham dự thầu các gói thầu tư vấn của cùng dự án, trừ trường hợp nhà thầu thực hiện công việc thiết kế của gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều này, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này, nhà thầu có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: a) Lập, thẩm tra báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; b) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; c) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi; d) Lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật; đ) Khảo sát xây dựng; e) Lập, thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán; g) Lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu; h) Tư vấn giám sát theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP