Trường Đại Học Fpt Ngành Công Nghệ Thông Tin

Trường Đại Học Fpt Ngành Công Nghệ Thông Tin

Chương trình gồm 9 học kỳ chuyên ngành trong đó có 1 học kỳ học tập tại doanh nghiệp (OJT), chưa kể thời gian rèn luyện tập trung và thời gian học tiếng Anh dự bị (phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên) Chương trình CNTT được phân chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (học kỳ đinh hướng + thời gian học tiếng Anh dự bị phụ thuộc trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên), giai đoạn căn bản (5 học kỳ), giai đoạn học tập thực tế tại doanh nghiệp (OJT, 1 học kỳ) và giai đoạn hoàn thành tốt nghiệp (3 học kỳ cuối).

Chương trình gồm 9 học kỳ chuyên ngành trong đó có 1 học kỳ học tập tại doanh nghiệp (OJT), chưa kể thời gian rèn luyện tập trung và thời gian học tiếng Anh dự bị (phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên) Chương trình CNTT được phân chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (học kỳ đinh hướng + thời gian học tiếng Anh dự bị phụ thuộc trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên), giai đoạn căn bản (5 học kỳ), giai đoạn học tập thực tế tại doanh nghiệp (OJT, 1 học kỳ) và giai đoạn hoàn thành tốt nghiệp (3 học kỳ cuối).

Công nghệ thông tin xét theo học bạ THPT

Tại Đại học FPT, các phương thức xét tuyển được ưu tiên, tạo điều kiện tốt nhất cho các thi sinh khi muốn học tập tại trường. Ưu điểm khi thí sinh thi CNTT xét tuyển bằng học bạ, đó là được lựa chọn tổ hợp cao điểm nhất của mình. Thí sinh hoàn toàn chủ động về khả năng trúng tuyển của mình.

Khi xét tuyển theo phương thức học bạ, điểm trung bình 9 môn cơ bản năm lớp 11 và học kỳ I lớp 12 cần nằm trong TOP 40 schoolrank, xem tại trang web daihoc.fpt.edu.vn.

Qua việc xét tuyển ngành CNTT bằng học bạ, những thí sinh đủ điều kiện nằm trong top 30, còn có thể tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT. Vì thế, đừng bỏ lỡ đặc quyền này nếu bạn nhận được email mình thuộc TOP 30 nhé!

Tổng quan ngành Công nghệ thông tin:

Công nghệ thông tin (CNTT) đã được Đảng và Chính phủ xác định là hạ tầng của hạ tầng. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần đến một triệu lao động ngành CNTT trong khi năng lực của hệ thống giáo dục quốc dân chưa đáp ứng đủ về lượng và chất như yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Tại Trường Đại học FPT, ngành CNTT là ngành học có tiếng và lâu đời nhất. Chương trình được thiết kế dựa trên tham khảo gợi ý chương trình của Hiệp hội máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), các trường hàng đầu của Mỹ và các chuyên gia phần mềm trong các tổ chức và doanh nghiệp CNTT như Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA), FPT, Chương trình đào tạo của EC-Council, Học viện mạng và phần cứng Jetking (Ấn Độ); các trường Đào tạo Nghệ thuật trên thế giới, các Hiệp hội về Đào tạo nghệ thuật và thiết kế (National Association of Schools of Art and Design – NASAD). Sinh viên được học với những giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó có nhiều giảng viên là các tiến sỹ, giáo sư, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT. Chương trình ngành CNTT được thiết kế gồm 4 khối kiến thức: Kiến thức chung, kiến thức ngành, chuyên ngành và lựa chọn. Chương trình được thiết kế tích hợp, cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới và chú trọng đến kỹ năng thực hành và năng lực ứng dụng, sáng tạo. Các học phần được gợi ý theo một tiến độ hợp lý để sinh viên lựa chọn nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của sinh viên ngay từ học kỳ đầu tiên.

: Bao gồm các nội dung về lý luận chính trị, pháp luật, kỹ năng công dân thế kỷ 21, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và quốc phòng.

: Được thiết kế tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ và kỹ thuật mới, bao gồm các kiến thức từ nền tảng toán học, kiến thức khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT và máy tính như ngôn ngữ lập trình, giải thuật, dữ liệu, hệ điều hành, mạng máy tính, quy trình phá triển phần mềm, quản trị dự án CNTT… tới các công nghệ mới như IOT, trí tuệ nhân tạo. Với chuyên ngành Thiết kế đồ họa, khối kiến thức ngành gồm các học phần nền tảng về mỹ thuật, thiết kế và nền tảng ứng dụng của CNTT trong thiết kế đồ họa.

: Sinh viên ngành CNTT có cơ hội lựa chọn một trong sáu hướng chuyên ngành gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo – AI, Internet vạn vật – IOT, Thiết kế Mỹ thuật số.

: Được thiết kế xen kẽ để sinh viên có cơ hội lựa chọn các học phần ưa thích, mở rộng sang lĩnh vực khác hoặc nâng cao hơn so với chuyên ngành đã học. Sinh viên có thể học từ học phần riêng lẻ hoặc cả nhóm học phần về một hướng kỹ thuật, công nghệ mới như Blockchain, FinTech, Automative, Data Science,… Đây là các học phần tăng tính chủ động và cá nhân hóa cho từng sinh viên.

Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?

Tuyển sinh ngành CNTT khá quan trọng trong đánh giá học lực của học sinh. Thường sẽ yêu cầu năng lực của học sinh từ trung bình – khá trở lên. Vậy để theo học ngành CNTT, bạn cần chuẩn bị những kiến thức như thế nào để đỗ vào các ngành này?

Bao gồm khối A00 (Toán, Lý Hóa) và khối A01 (Toán, Lý, Anh). Đối với khối A00, đây là khối có nhiều học sinh theo học nhất và có rất nhiều trường sử dụng khối này để xét tuyển học sinh vào các ngành CNTT. Đối với nhiều học sinh theo chuyên khối A, đây có thể là lựa chọn an toàn nhất cho các bạn khi muốn đăng ký vào các ngành CNTT của các trường.

Khối A01 có lẽ không còn mới và xa lại nữa. Và trong nhiều năm trở lại đây, khối A01 ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xét tuyển sinh viên vào các trường đại học. Xét theo nhu cầu tuyển dụng và cơ hội phát triển của ngành CNTT, ngành đòi hỏi nhân sự vừa phải có tư duy logic vừa phải có ngoại ngữ. Do đó, khối A01 được lựa chọn để học sinh đăng kí thi vào các ngành CNTT. Đối với các bạn 2004 chuyên khối A có năng lực tốt về ngoại ngữ, thì đây chính xác là cơ hội cho các bạn.

Ngoài khối D truyền thống, Đại học FPT sử dụng các khối như D01, D09,… để xét tuyển học sinh vào các ngành CNTT. Đối với các học sinh lựa chọn khối D để đăng ký thi tuyển vào các ngành CNTT, thì tiếng Anh chính là lợi thế gỡ điểm và nâng điểm cho các bạn. Ngoài ra, một số trường sử dụng D0 và D10 để xét duyệt, do đó bạn cần học thêm và nâng mức điểm ở các môn như Ngữ văn và Địa lý.

Ngành công nghệ thông tin lấy bao nhiêu điểm?

Về mức điểm chuẩn đỗ vào các ngành CNTT, mỗi trường sẽ có mức điểm khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chí tuyển sinh và số lượng đăng ký của học sinh. Tuy nhiên, với độ HOT của ngành CNTT như hiện nay, xu hướng điểm chuẩn sẽ tăng ở hầu hết các khối, đặc biệt là điểm của các trường trọng điểm.

Mức điểm chuẩn sẽ có thể tăng hoặc giảm tùy vào độ khó của đề thi mỗi năm. Thế nhưng, với ngành CNTT, bạn nên xác định mục tiêu rằng điểm chuẩn có thể sẽ tăng. Và bạn nên cộng thêm 1 – 2 hoặc 3 điểm để chắc chắn về mức độ an toàn cho bản thân. Bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của một số trường ( năm 2020) như:

Ngoài ra, một số trường không chỉ sử dụng mức điểm thi THPT quốc gia. Mà còn sử dụng phương thức xét duyệt học bạ, xét điểm thi Đánh giá năng lực, điểm thi THPT, xét tuyển thẳng,… để tuyển sinh ngành CNTT. Bạn cần đánh giá năng lực học tập và điểm số của mình để có thể lựa chọn một ngôi trường học tập phù hợp với bản thân.

Ngành CNTT xét tuyển bằng các phương thức khác

Ngoài ra, thí sinh đăng ký xét tuyển ngành CNTT tại Đại học FPT có thể quan tâm tới các phương thức khác như:

Ngành CNTT diện xét tuyển thẳng

Đối với diện xét tuyển thẳng, thí sinh đảm bảo các tiêu chí và yêu cầu trong Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT năm 2022.

Tổ hợp môn có thể xét tuyển ngành CNTT

Như đã nói, ngành CNTT không chỉ đòi hỏi những sinh viên có khả năng tư duy và logic. Mà bên cạnh đó còn yêu cầu sinh viên có năng lực nhất định về ngoại ngữ. các môn mà các bạn sĩ tử tập trung học chủ yếu là các môn Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh. Đối với các môn học này, các trường Đại học có các tổ hợp môn để học sinh đăng ký thi như sau:

Tại Đại học FPT, để xét tuyển vào ngành CNTT, bạn có thể đăng ký một trong bốn tổ hợp là: A00, A01, D00 và D90. Đây là những tổ hợp khá cơ bản, thuận lợi cho các bạn tìm ra thế mạnh của mình để có thể đạt điểm cao nhất.

Có thể thấy, để thi vào ngành CNTT, chúng ta có rất nhiều tổ hợp môn để lựa chọn. Và những tổ hợp môn khác nhau như vậy giúp các bạn lựa chọn được tổ hợp có những thế mạnh cho riêng mình. Từ đó đầu tư hơn vào học tập để có thể đạt được kết quả cao nhất. Trước đây, để thi vào các ngành CNTT, gần như các sĩ tử chỉ có thể lựa chọn giữa khối A và khối D truyền thống. Ngày nay, các bạn được tạo điều kiện, có thêm nhiều cơ hội để đỗ và học chuyên ngành mình yêu thích với nhiều tổ hợp môn khác nhau.