Văn Bản Luật Và Văn Bản Dưới Luật

Văn Bản Luật Và Văn Bản Dưới Luật

Văn bản dưới luật là gì, có những loại nào, đặc điểm ra sao? Văn bản dưới luật giống và khác gì so với văn bản luật. Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề này một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.

Văn bản dưới luật là gì, có những loại nào, đặc điểm ra sao? Văn bản dưới luật giống và khác gì so với văn bản luật. Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề này một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.

Quan điểm cho rằng nghị quyết là văn bản dưới luật?

Điều này được thể hiện rõ qua các trường hợp ban hành nghị quyết trên thực tế.

Thứ nhất, các quan hệ xã hội mà nghị quyết đều chỉnh, trong nhiều trường hợp mang tính dưới luật, như: nghị quyết được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; nghị quyết dùng để ổn định chế độ công tác của Quốc hội và các cơ quan trực thuộc Quốc hội, ví dụ như: quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Tính dưới luật của nghị quyết thể hiện trong các nội dung mà nó điều chỉnh. Trong khi đó, văn bản luật là văn bản mang tính chủ đạo nhằm điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội có tính chất cơ bản và nền tảng để tổ chức nên bộ máy nhà nước và tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước. Về nội dung, luật chứa đựng các quy phạm “gốc”, tức là những quan hệ cơ bản như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quan hệ giữa nhà nước với công dân… Vì vậy, tất cả các văn bản dưới luật đòi hỏi phải phù hợp với văn bản luật.

Thứ hai, nghị quyết của Quốc hội dùng để hướng dẫn thi hành luật. Ví dụ: Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 14/11/2010 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2010.

Thứ ba, về hình thức, trình tự, thủ tục thông qua, nghị quyết thể hiện tính dưới luật. Văn bản luật có trình tự ban hành hết sức chặt chẽ, như phải lập chương trình xây dựng luật (Điều 22- Điều 29 Luật BHVBQPPL); trong khi đó, nghị quyết không đòi hỏi phải có giai đoạn này.

Thứ tư, nếu nghị quyết dùng để phê chuẩn điều ước quốc tế theo tính chất “vụ việc” thì văn bản luật quy định thẩm quyền, điều kiện phê chuẩn các điều ước quốc tế. Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải căn cứ vào Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

Tuy nhiên, quan điểm trên đây cũng vấp phải một số điểm bất lợi trước thực tiễn lập hiến hiện nay. Mặc dù Hiến pháp nước ta không quy định cụ thể tên văn bản dùng để bổ sung, sửa đổi Hiến pháp, nhưng trên thực tế, Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 10 đã được dùng để làm việc này.

Trong khoa học pháp lý, chỉ có VBQPPL có giá trị pháp lý bằng hoặc cao hơn VBQPPL trước mới có thể sửa đổi, bổ sung văn bản trước đó. Theo cách suy luận như vậy, nghị quyết có giá trị pháp lý “bằng hoặc cao hơn Hiến pháp”. Điều này rõ ràng là trái với tất cả các cơ sở hiến định và pháp định hiện hành. Rõ ràng, không thể xem nghị quyết là hình thức văn bản có giá trị “cao hơn Hiến pháp” vì nó vi phạm tính tối cao của Hiến pháp; cũng không thể xem nghị quyết có giá trị “bằng Hiến pháp” vì như vậy là đồng nghĩa với việc xem nghị quyết có giá trị “cao hơn luật”.

– Sắc lệnh là một loại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản pháp luật cá biệt của người đứng đầu bộ máy nhà nước hoặc bộ máy hành pháp, được ban hành bởi Chủ tịch nước. Hiện nay, tại một số quốc gia, sắc lệnh có thể do Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ hoặc Tòa án ban hành.

– Nghị định là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ. Nghị định nêu chi tiết những vấn đề được văn bản luật quy định hoặc quy định những quyền và nghĩa vụ của người dân trên cơ sở quy định của Hiến pháp và các văn bản Luật do Quốc hội ban hành.

– Quyết định cũng là một loại văn bản quy phạm pháp luật có tính chất đặc biệt hơn những văn bản dưới luật khác bởi đây vừa là văn bản quy phạm pháp luật, vừa là văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyết định thường dụng để đưa ra những biện pháp nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc được sử dụng đẻ giải quyết các công việc hàng ngày liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước.

– Thông tư là một loại văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, được ban hành bới Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, dung để hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành. Thông thường, thông tư sẽ dung để hướng dẫn Nghị định chính phủ. Thông tư thường sẽ được ban hành bổi một Bộ để hướng dẫn giải quyết những quy định của Nghị định liên quan đến lĩnh vực mà Bộ quản lý, hoặc cung có thể được ban hành bởi nhiều bộ, ngành để hướng dẫn các nghị định do Chính phủ ban hành để giải quyết các vấn đề liên quan đến các công việc do Bộ, ngành đó quản lý.

So sánh văn bản luật và văn bản dưới luật

Đều là văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Là văn bản được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong luật này. Quy định những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.

– Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật và Bộ luật, được Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất ban hành, là văn bản mang tính pháp lý cao nhất và được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định.

– Văn bản dưới luật bao gồm: Pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, được các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục quy định. Văn bản dưới luật mang tính pháp lý thấp hơn văn bản luật. Thường được dùng để cụ thể hóa, giải thích, hướng dẫn cho văn bản luật.

Sau khi xem hết bài viết ở trên của Luật Nguyễn Hưng, quý độc giả chắc hẳn đã hiểu được về các loại văn bản dưới luật và không bị nhầm lẫn với các loại văn bản luật nữa. Hy vọng bài viết đem đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích và thiết thực nhất.

Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, văn bản pháp luật đóng một vai trò trung tâm, đặc biệt là văn bản luật - là bộ quy tắc căn bản và chung chung điều chỉnh mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, để hiểu rõ và áp dụng một cách chính xác và hiệu quả, việc cần biết đến văn bản dưới luật - loại văn bản cụ thể hóa và chi tiết hóa nội dung của văn bản luật - là điều vô cùng quan trọng. Vậy văn bản dưới luật là gì và tại sao nó lại đặc biệt đến vậy?

"Văn bản dưới luật" là tên chung cho những văn bản có nội dung quy phạm pháp luật. Chúng được ban hành bởi các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương hoặc địa phương, cùng với các cơ quan quyền lực khác. Mục đích của chúng là để làm rõ và cụ thể hóa các quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, hoặc các vấn đề được giao bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chúng cũng hướng dẫn việc thực hiện quyền lợi và bổn phận theo quy định trong Hiến pháp và các luật liên quan. Điều quan trọng là "Văn bản dưới luật" phải tuân thủ Hiến pháp và các luật hiện hành; không được vi phạm chúng.

Các loại văn bản dưới luật và đặc điểm mỗi loại

Pháp lệnh được ban hành bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

Pháp lệnh được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành và có hiệu lực khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố. Pháp lệnh là một văn bản quy phạm pháp luật, có đầy đủ các đặc điểm như: Được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thể hiện ý chí của chủ thể ban hành, được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện.

Nghị quyết là một trong những văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, có nhiều cơ quan được phép ban hành nghị quyết với những mục đích và nội dung khác nhau. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật khác liên quan.

Nghị quyết thường được ban hành với những nội dung như:

– Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định: Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành,…

– Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;…

– Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam được ban hành để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao.

– Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật cảu cơ quan nhà nước cấp trên;….

– Ngoài ra, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng được phép ban hành nghị quyết.

Sắc lệnh được hiểu như một mệnh lệnh, một văn bản do người đứng đầu nhà nước ban hành để quy định những điều quan trọng, cấp thiết, mang tính bắt buộc, khẩn cấp, thường được ban hành và áp dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không có sắc lệnh. Tuy nhiên, có thể hiểu “Lệnh” của Chủ tịch nước ở khoản 4 Điều 4 luật này tương tự với sắc lệnh.

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước…. Ngoài ra còn được ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và luật hiện hành.

Nghị định có vai trò quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay, được Chính phủ ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.

Quyết định được ban hành bởi nhiều cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi chủ thể khác nhau sẽ ban hành Quyết định với những nội dung và mục đích khác nhau.

– Quyết định của Chủ tịch nước, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước. (Quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp luật)

– Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp. (Quyết định có tính chất là văn bản áp dụng pháp luật).

Thông tư được cơ quan có thẩm quyền ban hành với mục đích chính là giải thích, hướng dẫn cụ thể, chi tiết những quy định được giao trong luật, hoặc những văn bản mang tính chuyên môn, những văn bản thuộc phạm vi quản lý từng ngành.

Thông tư được ban hành bởi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bên cạnh đó còn có Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.