Viện Báo Chí Và Truyền Thông

Viện Báo Chí Và Truyền Thông

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Review chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Nhiều niềm vui nhưng cũng lắm thử thách

Nếu bạn ước mơ trở thành MC, biên tập viên nổi tiếng trên các đài truyền hình thì hãy đến với chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhé! Nhưng bạn có biết rằng chuyên ngành này của học viện có tỷ lệ chọi đầu vào rất cao không? Vậy làm sao để đỗ vào chuyên ngành Báo truyền hình đây? Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Chuyên ngành Báo truyền hình nhiều niềm vui nhưng cũng lắm thử thách (Nguồn: Internet)

Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình

Một đặc điểm mà mọi người thường đánh giá cao về sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình nói riêng và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung là rất năng động, sáng tạo và ham học hỏi. Nhờ vậy, ngay khi còn là sinh viên nhiều bạn đã có cơ hội làm việc trong các báo, đài truyền hình, đài phát thanh

Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên ra trường chuyên ngành Báo truyền hình (Nguồn: Internet)

Khi ra trường sinh viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên ngành có cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, đây là ngành đòi hỏi rất khắt khe về mọi mặt từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân đến ngoại hình. Nên dù đây là ngành cực hấp dẫn đối với giới trẻ thì các bạn cũng cần phải nỗ lực rất nhiều để đạt được vị trí công việc như mong muốn. Vì vậy, người trong ngành thường đùa vui “nghề này nhiều niềm vui mà cũng lắm thử thách”.

Các vị trí cụ thể các bạn sẽ làm khi ra trường gồm:

Mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường chuyên ngành Báo truyền hình cũng khá hấp dẫn đó nhé, khoảng 8 – 10 triệu đồng. Với các bạn có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn mức lương có thể từ 14 – 30 triệu đồng. Thực sự đây là nghề có mức lương đáng mong ước của các bạn trẻ ngày nay đúng không nào?

Trên đây là review thực tế về chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với những chia sẻ trong bài viết, mình hy vọng rằng đã giúp các bạn học sinh giải đáp được những thắc mắc về chuyên ngành này, để tự tin chuẩn bị thật tốt cho cuộc thi đầu vào cũng như công việc sau này. Chúc các bạn thành công!

Cơ hội việc làm khi ra trường

Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện của AJC rất được các cơ quan báo chí, doanh nghiệp chào đón khi ra trường. Nên các bạn có rất nhiều lựa chọn việc làm ở nhiều lĩnh vực tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong ngành truyền thông, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh.

– Quản lý, biên soạn, xây dựng những nội dung báo chí, thông cáo, ấn phẩm, bìa sách, truyện tranh, banner quảng cáo, biển quảng cáo…

– Biên tập viên cho các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn, phóng sự, thực hiện công tác xây dựng chương trình, xử lý khâu âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung, kỹ xảo điện ảnh.

– Chuyên viên thiết kế với những công việc liên quan đến thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, thiết kế biển quảng cáo, banner, phông nền làm phim quảng cáo… hoặc hệ thống nhận dạng thương hiệu của các công ty, doanh nghiệp.

– Chuyên viên thiết kế website tại các công ty quảng cáo, Marketing, giải trí, giáo dục.

– Chuyên viên thiết kế đồ họa 3D trong các ứng dụng trong trò chơi giải trí, sơ đồ công nghiệp, du lịch,.. tại các công ty chuyên về thiết kế đồ họa 3D.

– Giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, trung tâm đào tạo có liên quan đến ngành Truyền thông đa phương tiện.

– Giám đốc sản xuất, đạo diễn, phóng viên, chuyên viên truyền thông, chuyên viên chăm sóc khách hàng, quản trị web…

Đánh giá tổng quan, ngành Truyền thông đa phương tiện mang đến rất nhiều cơ hội việc làm và phát triển bản thân cho các bạn trẻ biết nắm bắt thời cơ. Do đó, bạn trẻ nào đang quan tâm và thấy mình phù hợp với ngành này thì hãy đăng ký dự tuyển ngay trong kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới thôi nào.

Kênh truyền thông và báo chí thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, đây lại là 2 khái niệm, 2 phương tiện hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ cũng như phân biệt kênh truyền thông và báo chí, các bạn hãy theo dõi bài viết này nhé.

Tìm hiểu chung về kênh truyền thông và báo chí

Kênh truyền thông và báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và tin tức cho công chúng. Vậy kênh truyền thông là gì? Báo chí là gì?

Kênh truyền thông là các phương tiện, nền tảng hoặc phương thức được sử dụng để truyền tải thông tin và tin tức cho công chúng. Những kênh truyền thông phổ biến bao gồm truyền hình, radio, báo chí, tạp chí, sách và các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube, LinkedIn,…

Mỗi kênh truyền thông có những đặc điểm và lợi ích riêng. Ví dụ, truyền hình và video trực tuyến cung cấp hình ảnh, âm thanh, giúp người xem dễ dàng hình dung và cảm nhận thông tin. Báo chí và tạp chí tập trung vào các nội dung có tính chất sâu sắc, chuyên sâu hơn. Các nền tảng truyền thông xã hội cho phép mọi người tương tác với nhau và chia sẻ nội dung cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận với đối tượng khách hàng rộng lớn.

Xem thêm: Doanh nghiệp đang đẩy mạnh tuyển dụng truyền thông cho nội bộ.

Báo chí là một hình thức của kênh truyền thông, chuyên về việc cung cấp các tin tức, thông tin, phân tích và bình luận đối với một đối tượng khán giả cụ thể. Báo chí có thể được phát hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc theo lịch trình khác nhau. Các báo chí được xuất bản trên giấy, truyền hình, radio hoặc các nền tảng truyền thông trực tuyến.

Báo chí thường được phân loại theo chủ đề hoặc đối tượng đọc. Ví dụ như báo chí thể thao, báo chí kinh tế, báo chí giải trí, báo chí chính trị, báo chí phụ nữ, báo chí thanh thiếu niên,… Các báo chí thường có nội dung đa dạng, từ tin tức quốc tế đến tin tức địa phương, từ các câu chuyện giải trí đến các bài viết về khoa học và công nghệ.

Xem thêm: Học báo chí ra làm gì? Mức lương và làm việc ở đâu?

Đối tượng khán giả, khách hàng mục tiêu

Đối tượng khán giả, khách hàng mục tiêu của kênh truyền thông có thể rộng hơn so với báo chí.

Ví dụ, nếu một kênh truyền thông trực tuyến nhắm đến khách hàng toàn cầu, thì đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ bao gồm tất cả các đối tượng khách hàng trên toàn thế giới, trong khi đó, báo chí thường chỉ nhắm đến khách hàng trong khu vực địa phương hoặc quốc gia.

Hay ví dụ khác là một kênh truyền thông được thiết kế để nhắm đến một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể như người yêu thích thể thao hoặc giải trí. Trong khi đó, báo chí có thể có mục tiêu nhắm đến các nhóm đối tượng khách hàng khác, chẳng hạn như những người quan tâm đến chính trị, kinh tế hoặc giáo dục.

Mục đích sử dụng của kênh truyền thông và báo chí cũng có điểm khác biệt. Kênh truyền thông thường được sử dụng để:

Còn báo chí thì có mục đích chính là:

Các báo chí chuyên nghiệp thường có một tiêu chuẩn khắt khe trong việc thu thập, kiểm tra và xác minh thông tin trước khi đưa ra bài viết. Họ cũng thường sử dụng nguồn tin đáng tin cậy và có kinh nghiệm để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của nội dung. Ngoài ra, các báo chí còn phải tuân thủ các quy định về trách nhiệm báo chí và chính sách biên tập, đảm bảo tính khách quan, không bị chi phối bởi bất kỳ lợi ích nào.

Với các kênh truyền thông thì lại có ưu điểm là nhanh chóng và tiện lợi khi đưa tin, nhưng đôi khi chất lượng của tin tức và thông tin không được kiểm chứng kỹ càng, có thể gây nhầm lẫn hoặc sai lệch thông tin.

Xem thêm: Giới thiệu ngành báo chí và truyền thông đại chúng FTU

Kênh truyền thông có thể được phát hành trên nhiều nền tảng khác nhau như truyền hình, radio, báo chí và mạng Internet. Trong khi đó, báo chí thường được phát hành trên giấy và được phân phối thông qua các kênh bán lẻ hoặc trực tuyến.

Kênh truyền thông thường cập nhật thông tin liên tục và có thể phát sóng 24/7. Còn báo chí thường được phát hành theo lịch trình cụ thể như hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.

Hiện nay, kênh truyền thông và báo chí đều được sử dụng rộng rãi để truyền tải thông tin đến khán giả. Việc phân biệt kênh truyền thông và báo chí là rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu.

Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm, muốn tìm kiếm việc làm truyền thông báo chí, hãy tham khảo ngay những “jobs xịn” dưới đây.

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)