Việt Nam có 7 tỉnh giáp Trung Quốc, bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Việt Nam có 7 tỉnh giáp Trung Quốc, bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Tỉnh Cao Bằng có diện tích khoảng 6.700km2, thuộc vùng Đông Bắc Bộ. Phía Bắc tỉnh Cao Bằng giáp Trung Quốc, với đường biên giới dài 333,125km. Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Cao Bằng là một cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m so với mực nước biển. Rừng núi chiếm đến 90% diện tích toàn tỉnh này.
Kênh Vĩnh Tế là con kênh đào bằng tay dưới thời nhà Nguyễn. Kênh chảy qua địa phận 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang. Vĩnh Tế cùng với kênh Nhà Lê là 2 kênh đào lớn nhất Việt Nam thời phong kiến.
Kênh Vĩnh Tế chạy song song đường biên giới Việt Nam – Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc và nối với sông Giang Thành, thuộc thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Kênh Vĩnh Tế có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và duy trì an ninh quốc phòng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Sông Nile (châu Phi) luôn được khẳng định là con sông dài nhất thế giới với 6.695 km (có tài liệu ghi là 6.650 hay 6.853 km). Đến năm 2007, một nhóm nhà khoa học Brazil và Peru công bố sông Amazon (Nam Mỹ) dài hơn sông Nile tầm hơn 100 km, theo National Geographic. Điều này khiến nhiều người phân vân không biết dòng sông nào dài nhất.
Tuy nhiên, kỷ lục Guinness vẫn xác nhận sông Nile dài nhất thế giới. Nhiều tài liệu khác cũng khẳng định điều này. Theo Livescience, sông Nile gồm hai nhánh là Nile Trắng và Nile Xanh, chảy qua 11 nước châu Phi gồm: Tanzania, Burundi, Rwanda, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Kenya, Uganda, Nam Sudan, Ethiopia, Sudan, Ai Cập và Eritrea. Với Ai Cập hay Sudan, đây là dòng sông huyết mạch. Thậm chí, Ai Cập còn được gọi là “Món quà của sông Nile” vì vai trò to lớn của dòng sông trong đời sống sinh hoạt và văn hóa Ai Cập.
Việt Nam có 10 tỉnh tiếp giáp Lào, bao gồm: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.
Nghệ An là tỉnh có đường biên giới giáp Lào dài nhất với 419km. Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là địa phương duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp cả Lào và Campuchia.
Trong 11 quốc gia Đông Nam Á, Lào là quốc gia duy nhất không giáp biển. Lãnh thổ của Lào tiếp giáp các nước Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan.
Lào và Việt Nam đang hợp tác trong việc đưa hàng hóa từ Lào đến các cảng biển như Vũng Áng, Tiên Sa, Cửa Lò… Nhờ vậy, hàng hóa của nước bạn có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế bằng đường biển.