Giáo Dục Học Là Như Thế Nào

Giáo Dục Học Là Như Thế Nào

Ở Đức, tất cả các trẻ em đều phải đi học. Nếu như ở Việt Nam chương trình học thường là 12 năm thì với hệ thống giáo dục ở Đức, các bạn học sinh chỉ phải đi học đến hết lớp 9. Sau đó có thể ra trường và đi học nghề. Mỗi bang ở Đức đều có những quy định và chương trình giảng dạy riêng, các kì thi và kì nghỉ hè cũng khác nhau. Trẻ em ở Đức đi học hoàn toàn miễn phí, họ chỉ phải đóng những chi phí phụ như thuê sách giáo khoa, tiền đi dã ngoại với lớp hoặc quỹ lớp.

Ở Đức, tất cả các trẻ em đều phải đi học. Nếu như ở Việt Nam chương trình học thường là 12 năm thì với hệ thống giáo dục ở Đức, các bạn học sinh chỉ phải đi học đến hết lớp 9. Sau đó có thể ra trường và đi học nghề. Mỗi bang ở Đức đều có những quy định và chương trình giảng dạy riêng, các kì thi và kì nghỉ hè cũng khác nhau. Trẻ em ở Đức đi học hoàn toàn miễn phí, họ chỉ phải đóng những chi phí phụ như thuê sách giáo khoa, tiền đi dã ngoại với lớp hoặc quỹ lớp.

Gymnasium (dành cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 13):

Đây là bậc học dành cho những bạn học khá giỏi. Ở đây, mỗi học sinh sẽ bắt buộc phải học hai ngoại ngữ (như trường mình ngày xưa là tiếng Anh & tiếng Pháp hoặc tiếng Anh & tiếng Latinh). Tới lớp 12 thì sẽ bắt đầu tập trung vào học chuyên sâu và chia ra làm các môn Leistungskurse (môn chính) và Grundkurse (môn phụ). Các môn chính sẽ được học nhiều hơn và hệ số điểm thi cũng sẽ được nhân lên mấy lần. Lớp 11 hoặc lớp 12 mỗi học sinh cũng sẽ phải viết một bài tiểu luận dài 10-12 trang, sau khi có bằng tú tài thì các bạn ấy có thể đi học nghề hoặc học Đại học.

Hồi còn học ở Gymnasium thì trường mình hay tổ chức cho học sinh tới một trường Đại học nào khoảng một tuần để các bạn học sinh có thể tập làm sinh viên. Hầu hết tất cả các buổi sáng và hai buổi chiều học sinh sẽ lên giảng đường và được tự chọn tham gia các môn học mà các bạn ấy quan tâm. Những buổi chiều còn lại thì sẽ tham gia vào các buổi học thuyết trình hoặc lắng nghe các anh chị sinh viên chia sẻ về cuộc sống của một tân sinh viên. Đầu lớp 12 thì lớp sẽ đi dã ngoại (Studienfahrt) ở một đất nước nào đó, có thể là Pháp, Séc, Ý, Tây Ban Nha hay Anh. Mục đích là để cho các em học sinh được mở rộng tầm nhìn, được có cơ hội được học hỏi và sử dụng vốn tiếng anh và ngoại ngữ đã học.

Email: [email protected]

Facebook: DWN.Deutsch.Warum.nicht

Làm thế nào để ứng dụng giáo dục STEM hiệu quả tại Tiểu học

Với những lợi ích mà stem mang lại nên hiện nay giáo dục STEM Tiểu học ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, đòi hỏi nhà trường phải có kế hoạch và chương trình giảng dạy chi tiết.

Với giáo viên dạy Tiểu học, việc chuẩn bị giáo án cho mỗi bài học STEM là vô cùng quan trọng. Không chỉ đơn giản là giáo án được soạn dựa trên lý thuyết trong sách giáo khoa nữa mà giáo viên phải lựa chọn được vấn đề có trong thực tế để gắn với nội dung của bài học. Thường nội dung được chọn là những vấn đề mang tính thời sự, mới nổi, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Giáo án chú trọng đến trải nghiệm, thực hành, phá vỡ khoảng cách giữa hàn lâm, kinh viện với thực tiễn. Bài giảng phải giúp học sinh thấy được khoa học gắn với cuộc sống, khoa học thật gần gũi và có thể nhận diện được.

Tiểu học là giai đoạn đầu của quá trình tiếp thu kiến thức, chính vì vậy lượng lý thuyết trong các bài học STEM không thể quá nhiều hoặc quá hàn lâm như trong chương trình giáo dục truyền thống. Lý thuyết trong mỗi bài học cần thật đơn giản, dễ hiểu để học sinh có thể dễ dàng vận dụng vào thực tế.

Thực hành là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của giáo dục STEM. Muốn hiểu và học tốt được STEM, học sinh cần vận dụng các kiến thức học được vào thực tế. Chính vì vậy, nhà trường và giáo viên cần chú trọng vào chương trình giảng dạy để học sinh có thể được trải nghiệm thực hành một cách có hiệu quả nhất. Một trong những phương pháp hay là để học sinh học tập theo dự án. Với phương pháp này, các em sẽ được tổ chức làm việc theo nhóm hoặc cá nhân, các dự án thường diễn ra trong một buổi, vài buổi hoặc một kỳ học để cùng tạo ra sản phẩm gắn với thực tiễn. Ngoài ra, việc mở các CLB STEM hay tổ chức Ngày hội STEM cũng khuyến khích học sinh tham gia sáng tạo các sản phẩm khoa học – công nghệ để ứng dụng vào thực tiễn.

Giờ học chế tạo robot tại STEAMe GARTEN

Hiểu được vai trò quan trọng của STEM đối với sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ, hệ thống mầm non STEAMe GARTEN tự hào là một trong những cơ sở giáo dục triển khai mô hình giáo dục STEM chuyên nghiệp và hiệu quả cho các bé mầm non và mẫu giáo. Phương pháp giảng dạy linh hoạt, lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng phát triển các kỹ năng cá nhân của bé, giúp bé có thể làm việc nhóm và giao tiếp tự tin. Các bé còn có thể áp dụng kiến thức học được về khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông qua các nhiệm vụ thực tế, giúp tăng khả năng tư duy và sự sáng tạo cho bé. Ngoài ra, STEAMe GARTEN có đa dạng nhóm đồ chơi STEM phù hợp với từng môn học và được lập trình từ đơn giản đến phức tạp cho từng đối tượng, độ tuổi khác nhau, giúp bé vừa chơi vui mà vẫn hiểu được bài.

Việc triển khai STEM cho Tiểu học giúp đào tạo ra những thế hệ trẻ toàn diện cả về học thuật, và thúc đẩy sự sáng tạo bên trong của học sinh. Tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng với lợi ích mà STEM đem đến, các bậc cha mẹ có thể tin tưởng và lựa chọn STEM là mô hình học tập hiệu quả cho trẻ. Trong giai đoạn đầu đời, STEAMe GARTEN luôn sát cánh cùng các bậc phụ huynh với mong muốn đem đến cho các em môi trường giáo dục hiện đại và tiên tiến nhất để các em có thể phát triển bản thân một cách toàn diện.

Phát huy năng lực sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề

Giáo dục STEM đề cao tính thực tiễn, trẻ sẽ được trải nghiệm thực hành liên quan tới bài học, thường ra tạo ra sản phẩm, lắp ghép dựa trên các kiến thức vừa được học. Các giáo cụ chủ yếu là những con robot giáo dục, các mô hình. Khi trẻ tiếp cận với những chú robot trẻ sẽ được tiếp cận với lập trình, kích thích tư duy sáng tạo của mỗi trẻ.

Học STEM với robot sẽ kích thích khả năng sáng tạo của trẻ

Bên cạnh đó, STEM đề cao cung cấp những kỹ năng giải quyết tình huống cho người học. Chính vì vậy mỗi bài giảng học sinh sẽ đưa ra một vấn đề thực tế cần giải quyết thông qua những kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh sẽ phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức các môn học có liên quan qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, đồ công nghệ,… để tìm ra câu trả lời cuối cùng.

Việc này sẽ rèn luyện cho bé khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề qua việc nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, làm tiền đề để phát triển tốt hơn trong tương lai.

Lợi ích của giáo dục STEM đối với Tiểu học

Theo phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là người cung cấp kiến thức qua thuyết trình hay giảng giải, còn trẻ là người nghe, ghi nhớ và làm theo. Bởi vậy, người học rất thụ động, ghi nhớ máy móc, bị hạn chế năng lực tư duy logic và phản biện, sự hiếu kỳ tự nhiên của trẻ cũng bị giảm đi do phương pháp tiếp cận cấu trúc một cách máy móc. Phương pháp học như vậy từ khi còn bé sẽ ngăn cản trẻ phát huy khả năng tư duy và sự sáng tạo của mình. Chính vì vậy, việc áp dụng giáo dục STEM đối với Tiểu học là cần thiết để trẻ có thể thoải mái phát triển và khám phá bản thân.

Cung cấp kiến thức đa dạng, nâng cao kỹ năng mềm

Giáo dục STEM trang bị cho các em những kỹ năng mềm như tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp,….Thông qua các trò chơi đồng đội, các hoạt động đội nhóm các bé sẽ được thầy cô hướng dẫn và khuyến khích bé thực hành.

Sau mỗi một sản phẩm, một thí nghiệm hoàn thành. Các bé sẽ cùng suy nghĩ cách trình bày, thuyết trình để sản phẩm của mình hấp dẫn, cuốn hút và thuyết phục thầy cô cùng bạn bè trong lớp. Việc này giúp bé gắn kết và đoàn kết với bạn bè, giúp bé thích nghi hơn với môi trường Tiểu học đầy mới mẻ.