Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, do đó nữ giới cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.
Ngay từ tuần thứ 6 – 7 thai kỳ, bác sĩ đã có thể giúp các mẹ nghe được tim thai của con mình. Tuy nhiên, ở một số thai nhi, đến khoảng tuần 8 – 10 của thai kỳ, bạn mới có thể nghe được tim thai.
Đến tuần thai thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Trang thiết bị phục vụ siêu âm từ ngoài sẽ hỗ trợ bác sĩ đo và theo dõi nhịp tim của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể gắn một thiết bị dùng để theo dõi trực tiếp lên da đầu thai nhi, đảm bảo cho kết quả đo chỉ số nhịp tim thai chính xác nhiều hơn.
Vì thế, bác sĩ cần đo nhịp tim thai nhanh hay chậm, để nắm bắt được tất cả mọi sự thay đổi liên quan tim khi có bất trắc xảy ra. Đây chính là một biểu hiện rõ ràng nhất thông báo tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, cùng những nguy cơ có thể chuẩn bị xảy đến. Từ đây, bác sĩ sẽ có biện pháp tức thời giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Theo dõi tim thai giai đoạn tam cá nguyệt 3 cùng với lúc có dấu hiệu chuyển dạ là quan trọng vô cùng để có thể đảm bảo rằng thai nhi vẫn luôn ở trong trạng thái tốt.
Một điều mà các mẹ bầu cần quan tâm khi siêu âm thai đó là nhịp tim thai đập nhanh hay chậm. Bởi nếu tim thai đập quá nhanh so với ngưỡng bình thường thì rất có thể sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.
Khoảng tuần thai 12, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng như một quả tim bình thường. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.
Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Lúc này, bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Nhịp đập càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường
Chuyên gia sản khoa nhận định, nhịp tim thai nhi đạt từ 110–160 nhịp đập mỗi phút tại giai đoạn chuyển dạ là tốt. Nhịp tim của em bé cũng thay đổi một cách tự nhiên giống như nhịp tim của bạn. Sự cử động, ngủ và các hoạt động khác có thể gây ra sự thay đổi như bình thường. Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn về vấn đề mà bạn lo lắng về nhịp tim của bé.
Vào quá trình mẹ chuyển dạ, bác sĩ liên tục đo nhịp tim thai nhi nhanh
Vào quá trình mẹ chuyển dạ, bác sĩ liên tục đo nhịp tim thai nhi nhanh. Ở đây, ta có thể hiểu, nhịp tim thai nhanh là khi nhịp tim có thể tăng lên ít nhất là 15 nhịp trong mỗi phút, thường kéo dài tối thiểu 15 giây. Tình trạng này hoàn toàn là bình thường. Nguyên nhân nhịp tim chiều hướng tăng nhanh do khi ấy thai nhi đang cần lượng đủ oxy để thở.
Nhịp tim thai nhi tăng nhanh đột ngột diễn ra nhiều lần trong các thời điểm khác nhau của giai đoạn chuyển dạ, sinh nở. Trong quá trình này, nếu có dấu hiệu bất thường của sự suy tim, nhịp tim chậm lại, hầu hết các bác sĩ thường sẽ tác động làm tim thai đập nhanh lên bằng các cách sau:
Những phương pháp này nếu giúp làm tăng nhanh được tốc độ nhịp tim thì chứng tỏ thai nhi vẫn đang khoẻ mạnh.
Lưu ý quan trọng là nhịp tim chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Thế nên, khi nhịp tim đập quá chậm chỉ 80 lần/phút, mẹ cần phải biết đó là sự nguy hiểm để được đi cấp cứu ngay.
Cùng xem để biết sự phát triển của thai nhi qua từng tuần:
Tim thai nhi hình thành rất sớm, thường hình thành vào khoảng tuần thứ 6 hay ngày thứ 16 kỳ thai. Bấy giờ, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, hình thành nên 2 ống dẫn vào tim thai. Dù thời điểm này hình dáng thai nhi chưa hoàn thành, nhưng tim thai lại được cấu thành và co bóp tốt, đập như quả tim người thực thụ. Đến thời điểm cuối tuần thứ 5 thai kỳ, đây là một cột mốc quan trọng, nếu thai nhi thấy tim chứng tỏ đã trỗi dậy thành một mầm sống.
Đến tuần thứ 7, nhịp tim thai nhi lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải. Bạn thậm chí có thể nhìn thấy và đo được những điểm sáng nhấp nháy trên máy siêu âm. Nhịp đập mỗi phút bắt đầu từ 90–110 nhịp/phút và tăng mỗi ngày. Nhịp tim thai tiếp tục tăng cho đến khi nó đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần 9, từ 140–170 nhịp đập mỗi phút cho bé trai lẫn bé gái.
Tim thai bắt đầu đập nhẹ ở tuần thai thứ 11 và và đến khoảng tuần 12 thì gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Đến tuần thứ 16 đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.
Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, nhịp tim thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút.
Các bà mẹ thường hay rỉ tai nhau về những câu chuyện xung quanh thai kỳ rằng: nhịp tim thai nhi có thể dự đoán giới tính sớm nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu nhịp tim trên 140 nhịp đập mỗi phút thì thai nhi là một bé gái, dưới 140 nhịp đập mỗi phút thì là bé trai. Tuy nhiên, sự thật là bạn không thể đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim thai được mà bắt buộc phải qua siêu âm hình ảnh.
Việc theo dõi nhịp tim của thai nhi rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng sức khỏe của bé trong thai kỳ, nhịp tim nhanh bất thường cảnh báo tình trạng suy tim, nhịp tim chậm cảnh báo suy thai. Bởi vậy, thai phụ nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và kiểm tra nhịp tim của thai nhi; đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ để có những can thiệp xử lý kịp thời nếu có bất thường xảy ra. Ngoài ra, trong giai đoạn thai phụ cần chú ý:
Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, hướng xử lý tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mọi thông tin chi tiết về các gói dịch vụ thai sản trọn gói, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Có rất nhiều lời đồn đoán rằng nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái có thể dự đoán trước được. Việc biết trước giới tính của em bé sẽ giúp bố mẹ chuẩn bị tốt hơn những vật dụng cần thiết cho con trước khi sinh. Lời đồn này có đúng sự thật hay không?
Khi nào thì có thể nghe được tim thai?
Khi nghe tin báo mình đã có thai, chắc hẳn các mẹ bầu sẽ rất vui mừng và nóng lòng muốn đi kiểm tra ngay để xem bé yêu có khỏe mạnh hay không. Thông thường, lần siêu âm đầu tiên sẽ là ở tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ. Đây là lúc mẹ bầu đã trễ kinh được khoảng 7 – 10 ngày và thử que lên 2 vạch.
Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, sau khi trứng thực sự gặp được tinh trùng thì chúng sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, mẹ bầu vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu gì của việc mang thai.
Ở khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, phôi thai đã ở trong tử cung và bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng. Sau 4 tuần thụ thai, ống thần kinh dọc sống lưng của bé sẽ đóng lại. Não và tủy sống phát triển từ ống thần kinh, sau đó đến tim và các cơ quan khác.
Lúc này tim sẽ bắt đầu đập nhưng nhịp đầu tiên. Vì vậy, có thể nghe được tim thai ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Trong một số trường hợp, có thể nghe thấy tim thai muộn hơn ở tuần từ 7 hoặc 8.
Nhịp tim thai có thay đổi không?
Tim của thai nhi sẽ thay đổi theo sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ, vì vậy mà nhịp tim thai cũng không có sự ổn định. Trong những tuần đầu tiên, nhịp tim thai có thể dao động từ 90 – 110 nhịp/phút. Khi thai phát triển đến tuần thứ 8 – 9 của thai kỳ, nhịp tim thai có thể tăng lên từ 140 – 170 nhịp/phút, thậm chí có thể lên tới 200 nhịp/phút.
Bắt đầu từ tuần thứ 12, thai nhi sẽ bắt đầu ổn định nên lúc này nhịp tim thai cũng giảm xuống khoảng 120 – 160 nhịp/phút.
Nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái?
Nhiều người đưa ra nhận định rằng dựa vào nhịp tim của thai nhi mà có thể biết đó là bé trai hay bé gái. Nếu nhịp tim dưới 170 thì có thể là bé trai và nhịp tim trên 170 là bé gái.
Hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh nhịp tim thai có liên quan tới giới tính của trẻ. Vì vậy mà các mẹ bầu cũng đừng nên quá tin vào lời đồn đoán này.
Nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái có đúng không?
Như đã nói ở trên, nhịp tim của thai nhi sẽ thay đổi theo thời gian và từng thời điểm khác nhau. Việc dựa vào nhịp tim thai để chẩn đoán giới tính của thai nhi là không chính xác. Ngoài ra, nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái có sự thay đổi còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái do sự di chuyển của bé
Nhịp tim của thai nhi do thần kinh giao cảm và phó giao cảm điều hòa. Sự thay đổi nhịp tim thai nhất thời có thể được sử dụng để chẩn đoán chuyển động của thai nhi. Phản ứng của tim thai khi co bóp tử cung sẽ giúp dự đoán xem thai nhi có bị thiếu oxy trong tử cung hay không.
Nghe tim thai bình thường là 120 đến 160 nhịp/phút. Nếu tim thai hơn 160 nhịp/phút hoặc chỉ 100 nhịp/phút là không bình thường. Có thể thai nhi bị thiếu oxy trong tử cung và cần được cấp cứu kịp thời.
Nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái do thể chất thai phụ
Thể trạng của thai phụ cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhịp tim thai. Ví dụ như thai phụ bị sốt, cường giáp thì tim thai thường vượt quá 160 nhịp/phút. Phụ nữ mang thai dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như albuterol dùng khi sinh non, hoặc atropin, cũng có thể khiến nhịp tim của mẹ và con tăng lên.
Nhịp tim thai chậm có thể do thai nhi bị thiếu oxy, nhưng đôi khi thai phụ dùng một số loại thuốc như propranolol tác dụng lên thai nhi qua nhau thai khiến nhịp tim thai chậm lại.
Chính vì vậy mà dựa vào nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái thì không chính xác và không nên áp dụng để chẩn đoán giới tính của thai nhi.
Nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái bình thường và bất thường
Theo dõi nhịp tim thai là cách chẩn đoán tình trạng phát triển của trẻ trong bụng mẹ có bình thường hay không. Vì vậy mà sau mỗi lần siêu âm thai, mẹ bầu hay để ý đến nhịp tim của bé nhé.
Nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái bình thường
Nhịp tim của thai nhi bình thường là 120 – 160 nhịp/phút, nhịp đập rất đều đặn mạnh mẽ và nhịp nhàng. Nhịp tim của chúng ta sẽ tăng nhanh sau khi tập thể dục, và đối với thai nhi cũng vậy. Nếu em bé di chuyển trong bụng mẹ , nhịp tim thai có thể tăng tốc độ thêm 10-20 nhịp/phút. Nếu nhận thấy nhịp tim thai không nằm trong giới hạn bình thường khi theo dõi nhịp tim thai, bạn có thể đo lại sau 15 phút.
Nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái bất thường
Có ba bất thường ở nhịp tim thai thường xảy ra mà mẹ bầu cần chú ý:
Nhịp tim thai nhi trở nên nhanh hơn
Nhịp tim của thai nhi có thể trở nên nhanh hơn do: thiếu oxy ở thai nhi, mẹ bầu bị sốt, v.v. Trong hầu hết các trường hợp, nhịp tim thai bất thường có nghĩa là bé bị thiếu oxy trong tử cung nhưng không phải tất cả nhịp tim thai bất thường đều do thiếu oxy..
Nhịp tim thai chậm có thể do thai nhi bị thiếu oxy do tác dụng phụ của thuốc mà mẹ bầu sử dụng. Ngoài ra, sau hơn 40 tuần thai, do hệ thần kinh của bé còn chưa phát triển nên nhịp tim thai đôi khi có thể thấp hơn 120 nhịp/phút. Nhịp tim thai chậm hơn 120 nhịp/phút cũng có thể do những vấn đề ở tim bẩm sinh của trẻ.
Vì vậy khi phát hiện có nhịp tim thai bất thường, cần đưa ra những phán đoán và điều trị đúng đắn. Nếu thực sự có tình trạng thiếu oxy ở thai nhi, cần tiến hành đỡ đẻ càng sớm càng tốt.
Tim thai ngừng đập là một triệu chứng báo hiệu thai bị ngừng phát triển và sảy thai. Việc tim thai ngừng đập có liên quan đến nhiễm trùng đường sinh sản, bất thường nội tiết, bất thường nhiễm sắc thể phôi, môi trường xấu, ảnh hưởng của thuốc. Việc kiểm tra trước khi mang thai rất quan trọng, phát hiện sớm những vấn đề này và điều trị kịp thời có thể ngăn chặn tình trạng thai bị chết lưu.
Qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn mẹ bầu đã biết nhịp tim thai trên 170 là trai hay gái có đúng hay không. Ngoài việc thăm khám tại cơ sở y tế, các mẹ bầu cũng có thể chủ động theo dõi tim thai tại nhà để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Nếu nhận thấy thai đang cử động ít hơn thường ngày, hãy gọi ngay cho bác sĩ để có cách can thiệp kịp thời.