Dãy núi Trường Sơn, hoặc gọi dãy núi Trung Kì (chữ Pháp: chaîne Annamitique, cordillère Annamitique), là dãy núi chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, dài chừng 1.100 kilômét, là đường phân thủy của sông Mê Kông và hệ thống sông ngòi đổ vào biển Đông, đi song song với bờ biển, về tổng thể hiện ra hình vòng cung thoai thoải theo hướng tây bắc - đông nam, cũng là dải núi dài phân chia ranh giới Việt Nam và Lào, chỗ này là rừng thường xanh ẩm, do đó có danh hiệu là "hành lang xanh", dãy Trường Sơn là nơi có cánh rừng nhiệt đới liền mạch lớn Châu Á. Cấu tạo địa chất phức tạp, đoạn phía bắc chủ yếu là đá vôi, sa thạch, đá hoa cương và đá gơnai tạo thành; đoạn phía nam có nếp uốn làm lộ ra nền đá aplit, ở một ít khu vực chúng nó bị dòng dung nham bazan che lấp, cao nguyên do dòng dung nham hình thành có cao nguyên Bolaven ở miền nam Lào, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đà Lạt ở miền nam Việt Nam.
Dãy núi Trường Sơn, hoặc gọi dãy núi Trung Kì (chữ Pháp: chaîne Annamitique, cordillère Annamitique), là dãy núi chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, dài chừng 1.100 kilômét, là đường phân thủy của sông Mê Kông và hệ thống sông ngòi đổ vào biển Đông, đi song song với bờ biển, về tổng thể hiện ra hình vòng cung thoai thoải theo hướng tây bắc - đông nam, cũng là dải núi dài phân chia ranh giới Việt Nam và Lào, chỗ này là rừng thường xanh ẩm, do đó có danh hiệu là "hành lang xanh", dãy Trường Sơn là nơi có cánh rừng nhiệt đới liền mạch lớn Châu Á. Cấu tạo địa chất phức tạp, đoạn phía bắc chủ yếu là đá vôi, sa thạch, đá hoa cương và đá gơnai tạo thành; đoạn phía nam có nếp uốn làm lộ ra nền đá aplit, ở một ít khu vực chúng nó bị dòng dung nham bazan che lấp, cao nguyên do dòng dung nham hình thành có cao nguyên Bolaven ở miền nam Lào, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đà Lạt ở miền nam Việt Nam.
Hiện tại, nơi hậu liêu chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thành phố Châu Đốc, An Giang có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ. Giữa mặt bia không có chữ nhưng nơi viền mép phải có chạm dòng chữ Hán “Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc đán”, có nghĩa là “Đời nhà Thanh, Vua Càn Long năm thứ 57, vào tháng 8, mùa thu”. Tương truyền tấm bia đó là một đạo “bùa Cao Biền” trấn yểm long mạch vùng Cửu Long của người Tàu để người Việt đời đời phụ thuộc. Chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang còn có tên gọi khác là chùa Bài Bài, Bà Bài hoặc chùa Ông Đạo Lập. Ngôi chùa cổ ven biên giới này được ghi nhận là di tích lịch sử cách mạng thời kỳ chống Mỹ của tỉnh An Giang. Đây là một trong những địa chỉ giao liên đầu mối quan trọng của Thị ủy Châu Đốc và là nơi ẩn quân của các đơn vị bộ đội chủ lực trước năm 1975. Không chỉ là di tích lịch sử cách mạng mà chùa Bồng Lai còn ẩn chứa nhiều di tích tâm linh kỳ thú. Tấm bia bằng đá sa thạch, cao khoảng 90 cm, ngang khoảng 40 cm. Giữa mặt bia có vẻ như đã từng có chữ nhưng bị đục xóa trắng. Cô Út Diệu An – người giúp việc công quả thờ phụng trong chùa Bồng Lai từ nhiều năm nay khẳng định: “Cái bia ếm này có từ khi chùa mới lập cách nay hàng thế kỷ. Rất nhiều tài liệu khảo cứu của các nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng như Nguyễn Văn Hầu, Trần Văn Quế, Huỳnh Minh đều ghi nhận: Vào khoảng năm 1850, trong một lần cùng các vị đệ tử đi viếng Thủy Đài sơn (Núi nước), Phật Thầy Tây An phát hiện dưới gốc cổ thụ có ẩn một tấm bia đá được chôn giấu từ thuở nào, đất bồi lấp gần chìm hết. Qua những nét chữ trên bia, Phật Thầy Tây An cho rằng đó là loại “Cao Biền trấn phù bia” dùng để trấn yểm linh khí. Trong tài liệu khảo cứu của giáo sư Nguyễn Văn Quế về Bửu Sơn Kỳ Hương và trong các di tự của tín đồ cho biết, sau khi phát hiện ra bức “Cao Biền trấn phù bia”, Phật Thầy Tây An đã sai ông Đạo Lập khai quật lên đục bỏ những chữ bùa rồi đem về chùa Bồng Lai dùng phù chú “giam” trong cái miếu. Ông Đạo Lập dùng xích sắt có yểm phù “trói” chân đế, phần chìm dưới đất của tấm bia để đảo ngược tác dụng. Có nghĩa là vùng đất bị trấn yểm sẽ nảy sinh nhiều nhân tài. Đó là lý do, dù là bia trấn yểm nhưng các tín đồ vẫn phải hương khói hàng ngày.
Bảy Núi rất phong phú về khoáng sản, như: • Nhóm vật liệu xây dựng: Đá granit ở núi Cô Tô, núi Ba Thê, núi Két, núi Tượng, núi Sập, núi Trà Sư…Cát xây dựng nằm theo triền hoặc nơi các trũng giữa núi Cấm và núi Dài. • Nhóm vật liệu trang trí: Đá ốp lát ở núi Cấm, núi Dài Nhỏ… Đá aplite, một thành phần quan trọng để sản xuất ra gạch ceramic, để làm hạ nhiệt nóng chảy của cát, trong các lò chế tạo thủy tinh, được tìm thấy nhiều nơi ở Bảy Núi. Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác, như: than bùn ở các xã Núi Tô, Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, An Tức…; mỏ vỏ sò ở núi Chóc; mỏ đất sét cao lanh, đá quý và ngọc ở Nam Qui, Tà Pạ; quặng kim loại molipden ở núi Sam, núi Két, núi Trà Sư; quặng mangan ở vùng Tà Lọt; nước khoáng thiên nhiên ở núi Dài, núi Cô Tô, núi Cấm và bột Diatomite ở núi Cấm, núi Dài…
Khi xưa, vùng Bảy Núi phần lớn là rừng rậm nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý. Đến thế kỷ thứ 17, nơi đây hãy còn hoang vu. Thái Văn Trừng đã xếp các quần thể rừng của Bảy Núi trong kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới với cấu trúc 3 tầng rõ rệt: tầng cây gỗ như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật, nính…, tầng cây bụi như sâm ngọt, sâm núi, mua lông, bưởi, chanh…, tầng thân thảo và quyết thực vật như sa nhân, gừng dại, giềng rừng…
Trước đây, vùng Bảy Núi có nhiều loại chim muông và thú rừng. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí viết: Ở núi Nam Vi cây cối um tùm, khe sâu cỏ rậm, rất nhiều hươu, nai, hổ, báo…Còn ở núi Khe Săn (Khê Lạp) có cây tùng, cây trúc tốt tươi, hươu nai tụ tập…nhân dân thường đến núi này để tìm mối lợi.. Ngoài ra, Trịnh Hoài Đức còn cho biết về thú rừng có hổ, báo, nai, hươu, cáo, vượn, khỉ; về chim có phượng hoàng, quạ… Ngày nay, chỉ còn một số ít loài, như heo rừng, khỉ, nhím, rắn…còn phần nhiều những loài mà Trịnh Hoài Đức kể trên gần như không còn nữa.
Khởi nguyên từ thượng nguồn sông Cả đến giáp miền Đông Nam Bộ, dãy núi Trường Sơn có chiều dài hơn 1.100 km, với tổng diện tích khoảng 22 triệu ha. Từ lâu, dãy núi này được xem là “xương sống” của bán đảo Đông Dương hay “Đệ nhất thiên nhiên Đông Dương”.
Dãy núi này nằm giữa 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia với hai vùng chính Bắc và Nam Trường Sơn. Đây cũng là một trong những dãy núi lớn trên thế giới.
Theo Atlat Địa lý Việt Nam, dãy Trường Sơn chạy qua 21 tỉnh, thành của nước ta như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…
Tô điểm cho sự hùng vĩ của dãy Trường Sơn là những khối núi lớn thuộc hàng bậc nhất Đông Dương như: Hoành Sơn, Bạch Mã, Giăng Màn, Kẻ Bàng, An Khê, Ngọc Linh, Chư Yang Sin…
Với những ngọn núi cao ngất trời như: Pu Xai Lai Leng (nằm trên biên giới Việt - Lào, thuộc địa phận tỉnh Nghệ An), Rào Cỏ (biên giới Việt - Lào, tỉnh Hà Tĩnh), Động Ngài, Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Ngọc Linh (tỉnh Quảng Nam)…
“Nóc nhà” của Trường Sơn Nam là dãy Ngọc Linh với đỉnh cao nhất 2.598 m. Dãy núi này là một phần lớn của Trường Sơn Nam, nằm trên cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận các tỉnh: Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai.
Với địa hình hiểm trở, kéo dài từ Bắc tới Nam, cắt ngang ra tận biển, dãy Trường Sơn có rất nhiều cung đèo hiểm trở. Cả 3 cung đèo Hải Vân, An Khê, Sa Mù đều nằm trên dãy Trường Sơn.
Dãy núi này còn là đường phân thủy của hai hệ thống: Sông Sê San chảy sang phía Tây, góp nước cho dòng Mê Kông và hệ thống khác chảy sang phía Đông, đổ ra biển Đông gồm sông Cái, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba.
Phần Bắc của dãy núi này (từ sông Cả đến đèo Hải Vân) cũng tạo ra hiệu ứng “phơn” với hiện tượng gió Lào điển hình, và khác hẳn phần phía Nam bởi mùa đông lạnh, từ đó quyết định đến hệ động thực vật đặc thù của Bắc Trường Sơn.