Toà Nhà Cao Nhất Việt Nam Đang Xây Dựng

Toà Nhà Cao Nhất Việt Nam Đang Xây Dựng

Vina Steel, Hòa Phát, Pomina, Vina Kyoei và Posco SS là tên tuổi 5 doanh nghiệp đứng trong Top 5 nhà sản xuất thép xây dựng nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam.

Vina Steel, Hòa Phát, Pomina, Vina Kyoei và Posco SS là tên tuổi 5 doanh nghiệp đứng trong Top 5 nhà sản xuất thép xây dựng nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam.

Để ngành hàng cà phê tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe cơ quan quản lý và chuyên gia chia sẻ tập trung các nội dung: Tổng quan cà phê Việt Nam cơ hội và thách thức; phát triển cà phê chất lượng cao và cà phê đặc sản tỉnh Đắk Lắk; tiêu chuẩn quản lý cà phê Việt Nam chất lượng cao; ứng dụng nông nghiệp thông minh trong sản xuất cà phê chất lượng cao; định hướng chuỗi sản xuất cà phê chất lượng cao; phát triển cà phê Việt Nam gắn với tăng trưởng xanh và bền vững; định hướng phát triển sản phẩm OCOP cà phê chất lượng cao…

Theo thống kê sơ bộ, diện tích cà phê năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 710.000 ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích cà 93,2% về sản lượng cà phê cả nước.

Trong 5 tỉnh Tây Nguyên trồng cà phê, Đắk Lắk và Lâm Đồng có diện tích trồng cà phê lớn nhất và cho sản lượng lớn nhất và Lâm Đồng là tỉnh sản xuất cà phê cho năng suất cao nhất là 33,1 tạ/ha, cao hơn 17,1% so với tổng trung bình năng suất của 5 tỉnh Tây Nguyên, cũng như cả nước.

Để đưa ngành hàng cà phê tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, hiện nay, Bộ NN&PTNT cũng như các địa phương đã ban hành các quy trình kỹ thuật về canh tác, tái canh, chế biến, đồng thời hướng dẫn các địa phương áp dụng theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Tùy theo điều kiện thực tiễn, mỗi địa phương sẽ chọn những quy trình phù hợp để áp dụng.

Đối với diện tích cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản đang áp dụng quy trình chăm sóc theo các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest, Organic. Ngoài ra, Cục Trồng trọt đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy trình canh tác tiết giảm vật tư đầu vào trên cây cà phê, dự kiến sẽ ban hành trong năm nay.

Hiện nay, các địa phương khuyến cáo chỉ thu hoạch những quả đúng tầm chín, không thu hái quả xanh. Thu hái phải đúng kỹ thuật (không tuốt, vặn cành, làm gãy cành) và cà phê quả tươi thu hái phải đảm bảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 9278:2012).

Theo thống kê của các tỉnh, đến năm 2022 diện tích cà phê có chứng nhận đạt 185.800 ha. Riêng tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận là 45.674 ha, chiếm khoảng 22,12% diện tích cà phê toàn tỉnh.

Trong đó, chứng nhận UTZ với tổng số nông hộ tham gia là 11.296 nông hộ, diện tích là 13.713 ha và sản lượng 49.979 tấn; chứng nhận 4C với tổng diện tích là 26.091 ha, sản lượng 94.357 tấn với 18.450 nông hộ tham gia; chứng nhận RFA với diện tích 5.123 ha và 2.771 nông hộ tham gia với tổng sản lượng đăng ký 12.719 tấn; chứng nhận Fairtrade có tổng diện tích 747,2 ha, 447 nông hộ tham gia với tổng sản lượng đăng ký 3.255,9 tấn.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam để dẫn dắt ngành hàng cà phê trở thành một hướng đi tích hợp đa giá trị, mang tính nhân văn - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tái canh cà phê, sử dụng giống cà phê chất lượng cao, như: TR4, TRS1, THA1, đặc biệt các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt... Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và chế biến cà phê (đặc biệt các quy trình chế biến tiên tiến, chế biến ướt, chế biến có sử dụng công nghệ vi sinh và enzyme…).

Tổ chức vận động thành lập thêm nhiều tổ hợp tác và hợp tác xã liên kết sản xuất cà phê chất lượng cao (4C, RA, VietGAP, GlobalGAP, Faiftrade, hữu cơ…) để tạo ra sản phẩm cà phê sạch chất lượng cao ngày càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025, bình quân mỗi năm tái canh khoảng 4.000 ha/năm. Đảm bảo 100% diện tích tái canh được sử dụng giống tốt, chất lượng và áp dụng đúng quy trình tái canh.

Đẩy mạnh phát triển trong đề án sản xuất cà phê đặc sản của tỉnh, nhằm khai thác thêm phân khúc thị trường mới, đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong và ngoài nước. Định hướng vùng trồng thuận lợi, thích hợp cho sản xuất cà phê đặc sản.

Xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết, Đắk Lắk là thủ phủ cà phê của cả nước, với diện tích khoảng 213.000 ha (chiếm trên 30% diện tích cả nước), năng suất bình quân đạt 28 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 558.000 tấn cà phê nhân.

Cà phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk, với giá trị xuất khẩu gần 900 triệu USD/năm chiếm khoảng 55% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Xác định cây cà phê là thế mạnh của ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk, quan điểm của tỉnh không tăng diện tích cà phê, tập trung tái canh theo kế hoạch và thực hiện phát triển cà phê theo hướng xanh bền vững ở cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong đó, phát triển cà phê chất lượng cao, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thu hút đầu tư vào hoạt động chế biến sâu, tìm kiếm thị trường mới được xem là định hướng quan trong việc nâng cao giá trị ngành hàng cà phê của tỉnh trong những giai đoạn tới.

Các đại biểu tham dự Hội thảo xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Với những thách thức mà chuyên gia đã chỉ ra, tỉnh Đắk Lắk nhìn nhận như là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê thay đổi cách nhìn về một nền nông nghiệp phát triển xanh và bền vững.

Với quan điểm "Less in more" (ít hơn nhưng được nhiều hơn) hoặc "More from less" (được nhiều hơn từ cái ít hơn), cùng với xu hướng tiêu dùng cà phê chất lượng cao, minh bạch, bảo vệ môi trường sinh thái sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho ngành hàng cà phê Đắk Lắk cũng như cả nước.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Để cà phê Việt Nam tăng giá trị, chúng ta cần xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam để dẫn dắt ngành hàng cà phê trở thành một hướng đi tích hợp đa giá trị, mang tính nhân văn, làm sao để người trồng cà phê được chia sẻ lợi ích nhiều nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng. Cần kiến tạo dư địa mới, không gian phát triển sáng tạo các sản phẩm từ cà phê".

Vui lòng chọn NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN KHAI KHOÁNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI XÂY DỰNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC VẬN TẢI KHO BÃI DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

Vui lòng chọn Doanh nghiệp Tư nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần Công ty Hợp danh Hợp tác xã Công ty Liên doanh Công ty 100% vốn nước ngoài Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, xã hội Loại hình khác Chi nhánh Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh

Vui lòng chọn Hàng hóa Xây lắp Tư vấn Phi tư vấn Hỗn hợp

Bạn cần đăng nhập trước khi thực hiện đăng ký cập nhật tuyển sinh. Nếu chưa có Tài khoản thành viên thí sinh thì cần đăng ký tài khoản ngay.